Xuất khẩu lao động khó khăn

07:09 14/02/2020
Nhiều doanh nghiệp phải đàm phán lại hoặc phải hủy bỏ đơn hàng, công tác tuyển sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch. Vừa bước sang năm 2020, xuất khẩu lao động đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. 


Theo nhận định của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH), kế hoạch đưa lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong bối cảnh những thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào nước mình.

Nhiều đơn hàng có nguy cơ phải bỏ

Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường hứa hẹn tiềm năng lớn của ngành xuất khẩu lao động Việt Nam trong năm nay. Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã thông báo về số lượng lao động nước ngoài tại nước này, tính đến thời điểm cuối năm 2019 đạt 1,65 triệu người.

Trong đó, lực lượng lao động Việt Nam đứng thứ 2 với hơn 401.000 người. Số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản cao nhất từ trước tới nay phản ánh tình trạng thiếu hụt lao động do tình trạng già hóa dân số kéo dài ở xứ sở Hoa anh đào.

Vừa bước sang năm 2020, xuất khẩu lao động Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, những năm gần đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường Nhật Bản tăng nhanh, từ hơn 54.500 người vào năm 2017, tăng lên gần 69.000 người vào năm 2018 và hơn 82.000 người vào năm 2019, chiếm hơn 50% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2019.

Dự báo, lực lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây là nhóm lao động có kỹ năng, tay nghề, khi trở về nước sẽ góp phần cung ứng cho thị trường lực lượng lao động giàu kinh nghiệm.

Thế nhưng, vừa bước sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn hàng đưa lao động sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan đang phải đàm phán lại hoặc có thể phải hủy bỏ bởi việc nhập cảnh vào các thị trường này đang rất phức tạp.

Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, khi Việt Nam công bố dịch, đơn vị này cũng đã phải ra văn bản yêu cầu các công ty xuất khẩu lao động hạn chế đưa người di chuyển trong thời gian dịch bệnh. Chỉ có những đơn hàng như sang Nhật Bản, là đất nước có hệ thống kiểm dịch tốt, phía bạn vẫn cấp visa và đối tác đề nghị thì mới đưa người đi. Đến thời điểm này chưa có con số thống kê cụ thể về các đơn hàng phải đàm phán lại để kéo dài thời gian hoặc phải hủy bỏ .

“Không chỉ bị ảnh hưởng từ việc nhập cảnh vào các nước mà công tác tuyển lao động trong nước cũng khó khăn bởi không ai muốn đi trong lúc đang dịch bệnh thế này cả. Rồi đến việc tập trung học viên để đào tạo cũng phải hủy bỏ, thậm chí người đang học dở còn phải nghỉ.

Các công ty hiện nay những ai chưa xuất cảnh đều phải vận động học viên về quê tránh dịch. Hiện cũng chưa thể biết được dịch virus Corona sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu lao động ở mức độ nào bởi nó còn tùy thuộc vào việc dịch kéo dài bao lâu”, bà Trịnh Vân Hà - Trưởng phòng thông tin và truyền thông, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.

Sẽ có các phương án đảm bảo cho lao động

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trước diễn biến của dịch, đơn vị này đã cử một nhóm tham gia Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ LĐ- TBXH, đồng thời đã khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp và có văn bản gửi các địa phương để cảnh báo và khuyến cáo về tình hình dịch và việc di chuyển của lao động Việt Nam.

Hiện nay, theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng 650.000 lao động đang làm việc theo hợp đồng ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, có một số vùng mà lao động Việt Nam tập trung khá đông như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Đối với thị trường Nhật Bản, hiện nay Việt Nam đang có gần 200.000 lao động làm việc tại thị trường này. Đài Loan (Trung Quốc) có khoảng 230.000 và Hàn Quốc có khoảng 50.000 lao động đang làm việc theo hợp đồng. Đối với những thị trường tập trung đông lao động Việt Nam thì Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo các Ban quản lý lao động tại nước tiếp nhận phải theo dõi tình hình, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại để theo dõi tình hình sức khỏe của lao động Việt Nam và có biện pháp xử lý khi cần thiết.

Theo đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, việc quản lý lao động tại nước ngoài thì đối với những hợp đồng cung ứng lao động lớn, doanh nghiệp có đại diện tại nước đó sẽ phối hợp với cơ quan chức năng nước sở tại và Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đại sứ quán để báo cáo thông tin và rà soát lại số lượng cũng như tình hình sức khỏe của người lao động để kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý khi cần thiết.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phái cử phải phối hợp với đối tác nước ngoài quản lý thì cơ quan chức năng của nước bạn cũng như Ban quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài cũng có liên hệ để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh đối với lao động Việt Nam tại nước đó.

“Chúng tôi phối hợp với cơ quan chức năng nước tiếp nhận để khuyến cáo và theo dõi đối với lao động Việt Nam. Đặc biệt là khuyến cáo lao động Việt Nam phải tuân thủ chỉ đạo về y tế của cơ quan chức năng nước sở tại để phòng tránh dịch bệnh và cũng chuẩn bị các phương án di tản, đưa lao động Việt Nam trở về nước trong trường hợp tình hình diễn biến xấu nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động cũng như tâm lý người lao động có thể an lòng mà phòng tránh cho bản thân mình”, bà Trịnh Vân Hà cho hay.

Phan Hoạt

Hiện Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp tục điều tra đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định và xác minh, làm rõ danh tính các nạn nhân. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan, Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp các sở, ban, ngành TP tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân và khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy.

Mấy năm gần đây, đồ ăn vặt gắn mác "hàng Trung Quốc nội địa" tràn lan thị trường và thu hút người tiêu dùng bởi giá rẻ, mẫu mã bắt mắt. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn đó là nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, khi nguồn gốc và chất lượng của các sản phẩm này không được kiểm định chặt chẽ.

Các tổ công tác gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại châu Phi dù có số lượng chưa lớn, lại tác chiến phân tán tại các địa bàn nhưng luôn nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Họ tăng cường công tác truyền thông, tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, nhân văn, yêu chuộng hòa bình.

Sau nhiều nỗ lực tích cực xuyên suốt ngày đêm thu dọn hiện trường sạt lở trên đèo Khánh Lê, đến 2h30' sáng nay 19/12, vị trí sạt lở cuối cùng tại lý trình km 43+200 đến km 43+500 trên tuyến quốc lộ 27C kết nối Nha Trang - Đà Lạt đã chính thức thông xe một làn.

Cơ quan CSĐTCông an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”; khởi tố bị can đối với Cao Văn Hùng (SN 1973, hiện trú tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh), đối tượng có 2 tiền án về tội “Cướp tài sản” và “Trộm cắp tài sản”) để điều tra, xử lý hành vi đốt quán café làm nhiều người tử vong tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12.

Từ giữa tháng 11 âm lịch năm nay, nhiều làng nghề truyền thống ở Cố đô Huế đã tất bật vào vụ để sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Nhờ đôi tay tài hoa, khéo léo của thợ thủ công mà thị trường Tết có thêm nhiều sản phẩm truyền thống độc đáo để người tiêu dùng lựa chọn.

Sau nhiều năm hóa thân vào vai anh hùng quân đội trên màn ảnh, tài tử Hollywood Tom Cruise mới đây được vinh danh với giải thưởng Dịch vụ công xuất sắc (DPS) của lực lượng hải quân, nhằm ghi nhận những cống hiến của nam tài tử cho hải quân Mỹ thông qua các tác phẩm điện ảnh.

Thời tiết các tỉnh thành ở miền Bắc chuyển biến tích cực với nền nhiệt tăng nhẹ, không mưa, trưa chiều nắng ấm, chỉ còn rét về sáng sớm và đêm. Tuy nhiên, vùng núi cao vẫn có nơi rét hại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文