Bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân sau bão số 3

15:18 09/09/2024

Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương đã phân công Tổ công tác của Vụ trong ngày 9/9 thường trực tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng để nắm bắt tình hình thị trường và phối hợp với địa phương triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục thiệt hại sau bão.

Về tình hình thị trường hàng hóa sau bão số 3 năm 2024, báo cáo nhanh của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho thấy, đến 9h sáng ngày 9/9, tại Hải Phòng – một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão số 3, qua nắm bắt thông tin và báo cáo từ các hệ thống phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố, sáng ngày 9/9/2024, cơ bản các điểm bán đã mở cửa hoạt động bình thường phục vụ nhân dân. Tuy nhiên , tại chợ Con, chợ Cột Đèn, sức mua kém, giá cả hàng hóa như mỳ tôm, bánh mỳ, các loại rau tại chợ tăng 15-20% so với ngày thường….

 Nguồn hàng tại các siêu thị khá dồi dào, phong phú.

Do hệ thống các chợ trên địa bàn xây dựng từ lâu, nhiều chợ xuống cấp, qua báo cáo nhanh của các đơn vị, trên 90% các chợ (trên tổng số 156 chợ) bị ảnh hưởng, các chợ bị ảnh hưởng nặng chủ yếu là các công trình chợ bị xuống cấp như chợ Con, chợ Đôn, chợ An Dương hoặc các chợ xây dựng tạm, bán kiên cố, có cốt nền thấp tại các khu vực huyện ngoại thành. Một số chợ bị bung, lật một số mái tôn gây dột cục bộ, vỡ kính thủy lực, cây đổ cản trở lối vào các chợ.Hầu hết tại các chợ, Ban Quản lý chợ cùng bà con tiểu thương đang tích cực khắc phục ảnh hưởng do bão và thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh chợ.

Tại hệ thống các siêu thị, điểm bán lẻ, nguồn hàng tại các siêu thị khá dồi dào, phong phú và giá cả sau bão không thay đổi so với ngày thường. Trên địa bàn thành phố bị mất điện và mất nước từ ngày 7/9/2024, lên nhiều mặt hàng sạc dự phòng, quạt tích điện, nước đóng chai, các loại mỳ, bánh mỳ, bim bim, sữa tại các cửa hàng và các siêu thị, sức mua tăng đột biến (tăng trên 250% so với ngày thường). Tối ngày 8/9, nhiều hàng ăn uống tại khu vực nội thành đã mở cửa phục vụ nhu cầu khách hàng, theo ghi nhận tại nhiều cửa hàng bán đồ ăn, lượng khách đến mua hàng tăng trên 200% so với ngày thường.

 Đến sáng ngày 9/9, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đã có điện, nước và mạng di động, hoạt động kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và cửa hàng đã bắt đầu trở lại.

Tại Quảng Ninh, do mưa trên địa bàn tỉnh đã ngớt, chỉ mưa nhỏ một vài khu vực, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh đã diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá; các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người dân. Một số siêu thị, chợ bị tốc mái đang trong thời gian vừa mở cửa bán hàng và khắc phục sau bão.

Tại Bắc Giang, do ảnh hưởng của bão số 3, đến 13 giờ ngày 8/9, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động bị chia cắt do nước lũ dâng cao, lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ngành đã đi kiểm tra thực tế và có các chỉ đạo cụ thể; vướng mắc hiện nay chủ yếu là ngập một số tuyến đường giao thông, mất điện. Do là huyện miền núi, làm nông lâm nghiệp nên lương thực, thực phẩm người dẫn cũng có sự chủ động dự trữ; trong một vài ngày. Hoạt động cung ứng hàng hóa được đảm bảo, diễn ra bình thường, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá; các cửa hàng xăng dầu vẫn cung cấp hàng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp và công tác khắc phục sau bão số 3. Chính quyền cấp xã thường xuyên nắm bắt tình hình, sẽ có sự hỗ trợ lương thực thực phẩm của người dân trong bản, làng và chính quyền cơ sở (nếu cần); người dân trong khu vực bị cô lập sẽ không xảy ra thiếu hàng hóa, lương thực, thực phẩm.

Tại Hà Nội sáng ngày 9/9, hoạt động thương mại diễn ra bình thường, hàng hóa đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân. Mặt hàng rau xanh ăn lá ngoài chợ truyền thống có tăng so với thời điểm trước bão.

Hoạt động thương mại nhiều địa phương như Sơn La, Bắc Kạn, Hà Giang, Nam Định, Tuyên Quang, Hải Dương,... diễn ra bình thường, giá cả hàng hóa ổn định, đảm bảo đầy đủ cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, tại một số địa phương mặt hàng rau xanh và thực phẩm tươi sống có tăng nhẹ do mưa dài ngày. 

Hiện, Vụ Thị trường trong nước đã phân công Tổ công tác của Vụ trong ngày 9/9 thường trực tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng để nắm bắt tình hình thị trường và phối hợp với địa phương triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục thiệt hại sau bão.

Đồng thời, Vụ đã gửi công văn hỏa tốc đến các địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 năm 2024 đề nghị báo cáo thường xuyên, liên tục về công tác phối hợp cung ứng hàng hóa thiết yếu, xăng dầu và đề xuất kiến nghị gửi Bộ Công Thương kịp thời; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để điều phối, chỉ đạo khắc phục thiệt hại sau bão; đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho các tỉnh/thành phố chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 năm 2024, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc bị sạt lở, chia cắt.

Lưu Hiệp

Công an tỉnh Lào Cai chủ trì phối hợp với Cục CSHS và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an vừa tổ chức triệt phá thành công đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức hoạt động trên không gian mạng với số lượng đặc biệt lớn; bước đầu tạm giữ 6 đối tượng tại TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hầu hết đồng bào về sống tại khu tái định cư làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã có nhà cửa khang trang, đời sống kinh tế dần đi vào ổn định, nền nếp.

Sáng 17/9, Đội Cảnh sát Quản lý hành chinh về trật tự xã hội (QLHC về TTXH) Công an quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thực hiện các bước cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử cho ông Trần Công Minh (SN 1933, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy).

Hải Phòng là địa phương đầu tiên đương đầu trong tâm bão số 3. Nhưng khi bão đi qua, với tinh thần tương thân tương ái, sự sẻ chia ấm áp lan tỏa trong cộng đồng đã phần nào dịu bớt những mất mát của người dân vùng cửa biển.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông” (ATGT), các mục tiêu đã cơ bản hoàn thành với 6 nhóm, 57 nhiệm vụ, góp phần rõ nét vào công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tỉnh. Một trong những kết quả nổi bật là việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo đảm trật tự ATGT.

Đến thời điểm hiện tại, xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn mực nước đã rút dần, thời tiết khô ráo nên công tác khắc phục hậu quả được cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng Công an, Quân đội, đoàn viên thanh niên, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân địa phương đang tích cực triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, theo phương châm nước rút đến đâu, xử lý đến đó.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mọc lên hàng chục điểm du lịch trên các loại đất nông, lâm nghiệp nhưng chưa được chuyển đổi mục đích phù hợp với thực tế sử dụng. Đáng nói, hành vi này không hề bị xử lý, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn ngày càng gia tăng phức tạp và gây ra những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Thừa Thiên Huế hiện có 13 nhà máy thủy điện đang vận hành khai thác với tổng công suất trên 459 MW. Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh yêu cầu chủ đầu tư nhà máy thủy điện khẩn trương có phương án khắc phục một số tồn tại bất cập để đảm bảo an toàn công trình thủy điện và vùng hạ du trong mùa mưa bão năm nay.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đuọc dự báo tiếp tục có mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa trên 150mm (tập trung vào chiều và đêm). Tại Hà Nội, trời nắng, nhiệt độ trong ngày ở mức 34 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文