Bình Phước: Giá mủ cao su tăng mạnh, nông dân vui mừng

11:19 12/06/2024

Theo ghi nhận ngày 12/6, giá thu mua mủ cao su tại các điểm thu mua trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tăng vọt lên 400 đồng/độ, gấp đôi giá trước đây làm người nông dân rất vui mừng vì tăng thu nhập.

Theo nông dân trồng cao su trong tỉnh, giá thu mua mủ cao su hiện từ 390-405 đồng/độ (đơn vị xác định hàm lượng mủ, trung bình mủ cao su nước đạt từ 35-40 độ), tương tương đương 14.000-15.000 đồng/kg mủ nước, cao gấp đôi giá trước đây khiến các nhà vườn rất phấn khởi vì tăng thu nhập. Ngoài ra, giá thu mua mủ đông (mủ chén) từ 12.000 đồng/kg (niên vụ 2023-2024) lên 20.000 đồng/kg.

Nông trường cao su Tân Lập thuộc Công ty cổ phần cao su Đồng Phú thu hoạch mủ cao su.

Ông Bùi Thanh Lịch ngụ phường Long Phước, thị xã Phước Long có 2ha cao su đang khai thác cho biết, trung bình 1ha (tương đương 500 gốc, 15 ngày khai thác) hiện cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng, sau khi đã trừ các khoản chi phí; tăng khoảng 50% so với thời điểm này năm trước, cao nhất trong vòng 5 năm qua. Theo ông Lịch, giá mủ cao su tăng mạnh, nông dân có lợi nhuận sẽ thêm nguồn chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng, hạn chế sâu bệnh gây hại, công chăm sóc, nhân công. Nông dân mong giá mủ cứ ổn định ở mức cao để có cuộc sống ấm no, ổn định hơn.

Nông dân bán mủ cao su tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập.

Ở Bình Phước, người người trồng cao su, ngành ngành trồng cao su nên cuộc sống cũng “lên xuống” theo giá mủ; giá cao thì cả làng vui, còn giá thấp thì cả làng buồn. Bình Phước có diện tích cao su lớn nhất nước, với hơn 244.000ha, trong đó hơn 70% cho khai thác, sản lượng hơn 280 ngàn tấn/năm. Những năm qua, do giá mủ giảm sâu nên mỗi năm đã có hàng chục ha cao su được thanh lý để chuyển sang trồng sầu riêng và các loại cây khác.

Đức Trí

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (12/9), khu vực Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; riêng Hòa Bình và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 100mm.

Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, nhiều địa phương tại Lào và Myanmar cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về người và tài sản, nhất là tại những khu vực trũng thấp. Được biết, hôm 11/9, mực nước sông Mekong đoạn thuộc tỉnh Luang Prabang, phía Bắc Lào, đã đạt gần đến mức nguy hiểm là 18 mét.

Trong khi Hải Dương đang tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của bão số 3, do ảnh hưởng từ siêu bão, từ ngày 9 đến 11/9, trên các sông khu vực thượng lưu tỉnh Thái Bình đã xuất hiện một đợt lũ lớn. Trước diễn biến hết sức phức tạp của tình hình mưa, lũ, trên tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất, Công an tỉnh Hải Dương đã huy động các nguồn nhân lực để tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất.

Sau các trao đổi của Việt Nam, Trung Quốc giảm khối lượng xả tối đa từ 250m3/giây thành 200m3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16h30 ngày 11/9. Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của Trung Quốc bảo đảm chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất với mục đích giữ an toàn cho đập nước.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ tại nhiều tỉnh thành miền Bắc, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị cùng phương án cụ thể sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ cứu trợ nhân dân vùng lũ.

Lực lượng Công an tỉnh Lào Cai, Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Bộ Công an và Quân đội, các đơn vị chức năng vẫn đang tập trung chạy đua với thời gian mở rộng khu vực, phạm vi tìm kiếm 70 người dân hiện vẫn đang bị mất tích trong trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai vào sáng 10/9.

Hưởng ứng lời lêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Công an về việc phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra, Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt chung tay ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi mưa lũ.

Xuyên đêm, nhiều người dân tại quận Ngũ Hành Sơn và cơ sở nấu bánh chưng truyền thống của anh Nguyễn Quang Nhật (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã tất bật quyên góp, mua sắm, gói, nấu bánh chưng, bánh tét… để kịp gửi đến đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai tại nhiều tỉnh phía Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文