Bộ Công Thương lấy ý kiến điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới

14:01 05/10/2022

Bộ Công Thương vừa gửi công văn đến các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan để lấy ý kiến các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Bộ Công Thương đề xuất một số phương án biểu giá điện sinh hoạt mới.

Trên cơ sở ý kiến của đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc.

Phương án 1: Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn tại Công văn số 404, nhưng có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.

Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên; bậc 2 cho kWh từ 101-200; bậc 3 cho kWh từ 201-400; bậc 4 cho kWh từ 401-700; ậc 5 cho kWh từ 701 trở lên.

Trên cơ sở thiết kế các bậc nêu trên, giá điện cho từng bậc được Bộ Công Thương thiết kế lại đảm bảo hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện.

Cụ thể, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.

Giữ nguyên giá điện hiện hành cho các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh.

Giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp, với mức giá cao nhất là 3.356 đồng/kWh.

Ưu điểm của phương án này, theo Bộ Công Thương là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện. Ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách mức tiêu thụ của các bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn đồng thời hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa. Số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội không thay đổi so với khi áp dụng cơ cấu biểu giá điện hiện hành. Mức tăng giữa bậc là hợp lý, chênh lệch giữa bậc đầu và bậc cuối cùng là 2 lần, phù hợp với xu hướng của các nước.

Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.

Với phương án 5 bậc, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội không thay đổi so với khi áp dụng cơ cấu biểu giá điện hiện hành.

Phương án 2: Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc như theo đề xuất của EVN và Tư vấn.

Cụ thể: Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên; bậc 2 cho kWh từ 101 - 300; bậc 4 cho kWh từ 301 - 700; bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên.

Theo đó, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ), ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 101-200 kWh; 301-400 kWh và trên 700kWh.

Giá điện cho các bậc từ 101-700kWh và từ 700kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Ưu điểm của phương án này là đơn giản trong áp dụng, tạo điều kiện cho đơn vị điện lực trong việc quản lý, tính toán hóa đơn tiền điện, phù hợp với xu thế cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt tại một số nước trong khu vực.

Phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119 - 232 kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806 kWh/tháng.

Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ thì tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng từ 119 - 232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.

Ngoài ra, phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hơn so với phương án 5 bậc.

Với những phương án đề xuất trên, Bộ Công Thương yêu cầu các bộ, ngành có góp ý trước ngày 18/10/2022.

Lưu Hiệp

Do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra, đêm 7 và rạng sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mưa giông kèm theo gió mạnh. Dọc theo tuyến đường đèo dốc từ Km13-Km21 lên khu du lịch Tam Đảo, huyện Tam Đảo, nhiều cây thông và các cây cổ thụ khác đã gãy đổ, đất đá sạt lở chặn ngang đường.

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文