Các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ ì ạch giải ngân vốn đầu tư công

05:59 22/10/2024

Thời điểm kinh tế khó khăn, đẩy mạnh đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ xác định là động lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistic, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân…

Một công trình của Dự án giải quyết ngập do triều cường được bố trí 6,8 nghìn tỷ đồng nhưng không thể chi.

Tuy vậy, thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của 6 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ trong 9 tháng đầu năm, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương, ở khu vực này đạt tỷ lệ rất thấp và không đồng đều.

Cụ thể, trong tổng vốn ngân sách dành cho đầu tư công của 6 tỉnh, thành gồm: TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước lên đến hơn 128,5 nghìn tỷ đồng, nhưng mới chỉ có 4 địa phương phân bổ hết kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Ngược lại, có 5 tỉnh đã tăng mức phân bổ nguồn ngân sách địa phương dành cho đầu tư công do tăng thu các nguồn do địa phương quản lý với mức tăng từ 8,9 đến 67%.

Về tình hình giải ngân, theo cập nhật của Bộ Tài chính vào ngày 25/9, dự kiến đến hết tháng 9, cả 6 tỉnh, thành trên mới chỉ giải ngân được khoảng 45.594 tỷ đồng, đạt tỉ lệ gần 35,5%. Mức này thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân của cả nước là gần 47,3%.

Bộ KHĐT cũng chỉ rõ, trong 6 tỉnh, thành trong vùng, có 3 địa phương đạt mức giải ngân vốn đầu tư công cao hơn mức bình quân của cả nước là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Dương. Trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 93,7%. Ngược lại, với 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công được giao, trong 9 tháng TP Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được gần 21,3%.

Về khó khăn, vướng mắc dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công rất chậm tại một số địa phương trong vùng, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương đã nêu ra các nhóm khó khăn liên quan đến quy định của pháp luật đầu tư công; nhóm khó khăn vướng mắc liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư; khó khăn vướng mắc trong thực hiện dự án… của từng địa phương trong vùng.

Trong đó lãnh đạo Bộ KHĐT cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của từng địa phương như công tác chuẩn bị đầu tư đối với một số dự án của tỉnh Bình Phước chưa tốt, phải điều chỉnh. Chất lượng chuẩn bị dự án của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa cao dẫn đến nhiều dự án chậm trình duyệt hoặc đã được duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng phải điều chỉnh đơn giá dẫn đến phải thực hiện lại một loạt điều chỉnh. Thậm chí một số dự án có phát sinh phải điều chỉnh hợp đồng gây mất thêm thời gian thực hiện các thủ tục.

Đối với TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ KHĐT cho rằng, Dự án Giải quyết ngập do triều với kế hoạch giải ngân là 6,8 nghìn tỷ đồng. Từ đầu năm đến cuối tháng 9 thành phố đã nỗ lực báo cáo các Bộ, ngành Trung ương về phương án xử lý đối với dự án này để thúc đẩy việc giải ngân, nhưng chưa được cấp thẩm quyền giải quyết. UBND TP Hồ Chí Minh đã xác định không có khả năng tháo gỡ vướng mắc để giải ngân số vốn trên, nên tại kỳ họp HĐND tháng 9 vừa qua, UBND thành phố đã buộc phải báo cáo HĐND điều chỉnh giảm vốn trung hạn và vốn trong năm nay của dự án này.

Thông tin cụ thể về tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thành phố có 105 dự án có kế hoạch giải ngân vốn từ nguồn ngân sách địa phương trong năm nay với mức từ 100 tỷ đồng trở lên. Tổng kế hoạch vốn được giao cho số dự án này đã lên đến hơn 60 nghìn tỷ đồng. Đến hết tháng 9, các dự án trên đã giải ngân được hơn 7,2 nghìn tỷ và dự kiến mức giải ngân cả năm là 48,2 nghìn tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh là do gần một nửa số vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách địa phương mới chỉ đủ cơ sở để triển khai từ tháng 9/2023, thay vì được triển khai ngay từ đầu kỳ như các địa phương khác. Điều này dẫn tới việc chuẩn bị đầu tư cho các dự án bị chậm hơn so với các dự án sử dụng nguồn vốn được giao ngay từ đầu kỳ trung hạn.

Đối với số vốn 6,8 nghìn tỷ đồng được điều chuyển từ Dự án Giải quyết ngập do triều cường sang dự án khác, Chủ tịch UBND thành phố cũng thừa nhận không thể "tiêu" hết số tiền này ngay trong năm nay. Riêng đối với khoản vốn hơn 3,1 nghìn tỷ đồng cần được giải ngân ngay trong năm nay cho Dự án xây dựng tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên...

  

Bảo Sơn    

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文