Cải cách thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

13:19 07/12/2022

Ngày 7/12, tại hội thảo “Cải cách hải quan và triển vọng thương mại Việt Nam” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ông Claudio Dordi – Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho biết, tính đến đầu năm 2020, số lượng hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành đã giảm 12.600 (15%).

Theo ông Claudio Dorrdi, cam kết cải cách của Chính phủ Việt Nam được minh chứng bằng các kết quả đáng ghi nhận. Việt Nam đang trên đà thực hiện các cam kết trong hiệp định TFA của WTO trước thời hạn, dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ vào cuối năm 2024.

Ông Claudio Dorrdi phát biểu tại hội thảo

Những năm gần đây, dù bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê, năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa cả nước đạt 545,32 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019, lượng tờ khai được cơ quan hải quan xử lý, thông quan là 13,7 triệu tờ khai. Năm 2021, tổng kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,8%, số lượng tờ khai hải quan được xử lý là 14,6 triệu tờ khai. Năm 2022, tính đến ngày 15/11/2022, số liệu thống kê sơ bộ về kim ngạch XNK là 664,7 tỷ USD, trong đó xuất siêu là 8,66 tỷ USD.

Nhiều đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp tham gia hội thảo

Ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhìn nhận, cùng với sự phát triển về thương mại, sự gia tăng của kim ngạch XNK, khối lượng công việc của cơ quan Hải quan ngày càng tăng, đặt ra yêu cầu cho cơ quan hải quan phải kịp thời cải cách, đổi mới, nghiên cứu, áp dụng các hình thức quản lý mới với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đồng thời vẫn thực hiện được những nhiệm vụ về quản lý, kiểm soát, ngăn chặn gian lận thương mại ngày càng tinh vi trong khi các nguồn lực đảm bảo cho thực thi nhiệm vụ có hạn.

Các diễn giả tại hội thảo

Đại dịch COVID -19 trong thời gian qua cũng đã làm thay đổi cách thức vận hành của cả thế giới, trong đó, thương mại và dây chuyền cung ứng quốc tế cũng là một trong những tác nhân để cơ quan hải quan khẩn trương ban hành các chính sách cải cách, đổi mới để đảm bảo giao thương hàng hóa được thông suốt, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.      

Một nhân tố quan trọng khác tác động tới triển vọng thương mại toàn cầu là cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển đột phá của các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, công nghệ số lớn, dữ liệu lớn, internet vạn vật, máy học… và yêu cầu về việc chuyển đổi số đặt ra các thách thức và cũng là động lực cho Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện hải quan số và ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý hải quan.

Ngoài ra, xu hướng phát triển của kinh tế tuần hoàn trên toàn thế giới cũng là một trụ cột quan trọng trong tương lai của thương mại toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Do vậy, phòng chống tội phạm môi trường, ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các mặt hàng, các chất nhạy cảm với môi trường cũng sẽ là một lĩnh vực ưu tiên của Hải quan Việt Nam.

Tổng cục Hải quan đã xây dựng Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 20/05/2022. Để thực hiện chiến lược này, Tổng cục Hải quan đã thực hiện theo lộ trình và nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ rất lớn từ phía các Bộ ngành, doanh nghiệp...; đặc biệt là từ Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) - một trong những đối tác có sự hỗ trợ lớn nhất.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, nhưng các thủ tục XNK rườm rà vẫn là một rào cản lớn đối với thương mại. Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ trong 5 năm (từ 2018 – 2023) nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam vượt qua những rào cản này. Dự án nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi hơn với chi phí hợp lý hơn.

Kể từ năm 2018, dự án tập trung vào việc hợp lý hóa các hoạt động kiểm tra chuyên ngành - một thủ tục XNK thiết yếu nhằm đảm bảo hàng hóa XNK đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Đến nay, qua 5 đợt rà soát các quy định pháp lý về kiểm tra chuyên ngành và có những cải cách cần thiết, số lượng hàng hoá kiểm tra chuyên ngành đã giảm đáng kể, tỷ lệ tờ khai phải quản lý, kiểm tra chuyên ngành giảm từ 30% năm 2015 giảm xuống còn 19%, tạo thuận lợi cho thương mại và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp cả thời gian lẫn tiền bạc.

Đến tháng 6/2022, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã hỗ trợ Tổng cục Hải quan thực hiện 21 trong tổng số 24 điều khoản của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại vào cuối năm 2024; tạo thuận lợi thương mại đang góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở trong khu vực và trên thế giới.

Ông Nguyễn Đức Chi - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Hỗ trợ của Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ là kịp thời hơn bao giờ hết, đặc biệt liên quan đến việc Việt Nam thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Dự án đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và pháp lý hiệu quả thông qua nhiều hoạt động, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan, nâng cao năng lực và phát triển quan hệ đối tác công-tư hiệu quả.”

Thúy Hà

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Chiều 10/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã có kết quả điều tra ban đầu, xác định nồi hơi và bình nén khí đều đã hết hạn kiểm định nhưng Công ty TNHH sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh vẫn sử dụng, dẫn đến vụ nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người tử vong, 5 người bị thương nặng…

Chiều 10/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang cho biết, đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với Lầu Vũ Nhật Đăng (SN 1996, trú ở tổ 21, thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Đây là đối tượng đã 5 lần vô cớ dùng hung khí tấn công 5 người phụ nữ đi đường, khiến 4 nạn nhân bị thương và 1 người tử vong.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文