Cần có sự khác biệt để nông sản cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử

16:52 23/11/2022

Tại Toạ đàm "Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua thương mại điện tử" do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 23/11 tại Hà Nội, ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, có 2 cách để nông sản cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là: Giá phải thật rẻ hoặc phải có sự khác biệt. Và sự khác biệt này chính là các sản phẩm đặc sản OCOP (mỗi xã 1 sản phẩm), đặc sản vùng miền.

Ông Nguyễn Bình Minh cho biết, TMĐT Việt Nam đang “bùng nổ” rất mạnh. Trong đó, 8 tháng đầu năm nay, nông sản tăng trưởng mạnh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tăng khoảng trên 10%.

Cơ hội của phát triển nông sản ở trên các sàn TMĐT là rất lớn, đồng thời việc hầu hết các sàn của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Trong 10 sàn lớn nhất Đông Nam Á thì chúng ta có 7 sàn đang có mặt tại Việt Nam. Điều đó là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm của các vùng miền đặc trưng.

Theo đại diện VECOM, gần đây, các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong việc tham gia các sàn quốc tế, như Alibaba hay Amazon, Voso, Vietnam Post… Năm 2021 cũng nhờ có Hiệp định thương mại tự do EVFTA cùng với sự hỗ trợ của Voso, những tấn vải thiều đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đã tới được Berlin (Đức) và có giá trị thương mại rất cao. Đây cũng là một bước để thấy rằng, TMĐT đã đóng góp rất lớn để đưa thông tin sản phẩm ở các địa phương đến được nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cao cấp.

Cần có sự khác biệt để nông sản cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử -0
Các chuyên gia "mách nước" để nông sản có thể cạnh tranh được trên sàn thương mại điện tử.

Để nông sản cạnh tranh trên sàn TMĐT, đại diện VECOM cho rằng, trước hết phải bán thật rẻ nếu tất cả sản phẩm mọi người đều giống nhau hoặc phải có sự khác biệt. Đây chính là sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc thù vùng miền vì có sự khác biệt.

Bước đầu thành công trong việc đưa hàng nông sản lên sàn TMĐT, ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân (Lục Ngạn- Bắc Giang) chia sẻ, đòi hỏi của người tiêu dùng với chất lượng, nguồn gốc sản phẩm rất khắt khe. Do đó, ngoài việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, doanh nghiệp, hợp tác xã cần thay đổi cách bán hàng.

Ngoài việc bán hàng theo cách truyền thống ra thì chúng tôi sẽ tiếp tiếp tục đưa lên sàn TMĐT và Youtube…; Tuyển lao động trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật tốt hơn, biết chụp ảnh, đưa lên mạng, giao tiếp với khách hàng qua mạng; cải thiện hệ thống logistic, vận chuyển…

Ông Phạm Công Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, để sản phẩm tiêu thụ ổn định thì các HTX, các nhóm hộ sản xuất phải có một lượng sản phẩm đủ cung cấp ra thị trường. Ví dụ như sản xuất ra khoảng 200 cái bánh thế nhưng ngày mai có thể lại bận đi công việc, đi ăn cỗ, dừng bán, khách hàng người ta không chờ được. 

Theo ông Phạm Công Toản, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều chính sách để xây dựng phát triển thương hiệu và tạo ra những sản phẩm mang nét đặc trưng hàng Việt với lợi thế cạnh tranh riêng. Hiện tại, Bắc Giang đã có 54 sản phẩm chủ lực đặc trưng và tiềm năng, 180 sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ được 40 hợp tác xã và doanh nghiệp mở gian hàng tiêu thụ hàng Việt trên sàn TMĐT. Cùng đó, tổ chức hướng dẫn bà con ngay tại vườn cách làm hình ảnh, tiếp nhận đơn hàng chốt đơn hàng, cách đóng gói, quy trình vận chuyển hàng đến tay với người tiêu dùng và nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các sàn TMĐT trong quá trình thực hiện.

Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm qua các kênh thương mại điện tử, ông Nguyễn Bình Minh cho rằng, cần sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Cùng với đó, hoạt động đào tạo và phát triển TMĐT cần phải có lộ trình phù hợp để trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục học tập, nâng cao trình độ. Đồng thời, việc phổ cập các hoạt động về truy xuất nguồn gốc cho bà con nông dân sẽ được mở rộng ra để tất cả sản phẩm từ trung bình đến những sản phẩm giá rẻ cũng đều có khả năng ứng dụng các công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại. 

Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú ý phát triển đầu tư các hoạt động về marketing, quảng bá và làm thương hiệu ở trên Internet. Việc đầu tư làm thương hiệu hay quảng bá hình ảnh, nâng cao các kỹ năng về marketing trên nền tảng số là những điều doanh nghiệp cần đầu tư và sẽ mang tới cho doanh nghiệp một bước nhảy mới trong thời kỳ chuyển đổi số.

Lưu Hiệp

Ngày 17/1, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở năm 2024. Đồng thời, trao quà tặng các hộ nghèo, hộ cận nghèo, nạn nhân chất độc da cam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, cựu thanh niên xung phong, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Chiều 17/1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam, khám xét chỗ ở đối với các bị can: Nguyễn Văn Tiến, cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cựu Bí thư Thị ủy thị xã Long Mỹ, cựu Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ (cũ); Bùi Văn Thắng, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Long Mỹ (cũ) và Lê Hồng Cẩm, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Long Mỹ để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sau khi đánh bạc thua hết tiền, nạn nhân vay tiền của các đối tượng cho vay lãi cao để gỡ nhưng tiếp tục bị vét “cháy túi”. Không trả được cả gốc lẫn lãi, con bạc bị chúng bắt cóc, tra tấn đánh đập dã man, ép phải gọi điện về nhà để chuyển tiền trả nợ, chuộc thân. Khi người thân của con bạc chưa chuyển tiền, chúng đã dùng dao sát hại dã man nạn nhân trước khi thẳng tay quẳng xuống sông nhằm phi tang xóa dấu vết.

Ngày 17/1, đoàn CLB Công an hưu trí khối Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND tổ chức sinh hoạt chính trị về nguồn tại Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy CAND (thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang); kết hợp tặng quà tri ân một số gia đình chính sách và tặng xe đạp, sách vở giúp đỡ các cháu học sinh nghèo vượt khó học giỏi trên địa bàn.

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).

Sau một ngày tạm nghỉ, sáng 17/1, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên xử vụ tranh chấp đòi lại tài sản gần 47 tỷ đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, giữa nguyên đơn Hồ Thị Thùy Dương (SN 1977, trú ở phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) với bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.