Cẩn trọng với bánh không rõ xuất xứ

08:49 20/08/2022

Mặc dù còn khoảng một tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh Trung thu đã khá sôi động. Theo đó, nguồn cung bánh Trung thu hiện rất đa dạng, từ sản phẩm của các công ty lớn chuyên sản xuất bánh kẹo đến các loại bánh tự làm (homemade) hay bánh từ nước ngoài vào không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Giá bánh cao hơn những  năm trước

Từ cuối tháng 6 âm, nhiều cửa hàng bánh Trung thu đã mở bán trên các tuyến phố: Cương Kiên (Nam Từ Liêm); Trần Thái Tông, Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy), Văn Cao (quận Ba Đình); Quang Trung (Hà Đông); Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa); đường Tố Hữu… Các gian hàng vẫn có sắc đỏ, vàng hoặc sắc tím là chủ đạo, rất bắt mắt. Hầu hết các gian hàng này đều bán hàng của các công ty bánh kẹo lớn quen thuộc như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Maison, Thu Hương… Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng, thị trường bánh Trung thu năm nay còn xuất hiện nhiều tên tuổi mới là bánh homemade. Trong khi các hãng bánh lớn vẫn giữ "menu" bánh tương tự các năm trước thì bánh homemade lại có thêm nhiều vị mới như: Tinh than tre nhân đậu xanh hạt dưa, Socola fomai kem hạt dẻ đặc biệt, Red velvet nhân nam việt quất creamcheese...

Chị Ngọc Mai (chủ một bếp bánh Trung thu) cho biết, bếp phải sáng tạo ra nhiều loại nhân mới, mẫu mã mới hấp dẫn để khách hàng lựa chọn. Bánh Trung thu các vị nhân nhuyễn thông thường vài năm trước không còn hấp dẫn nữa. Năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh bánh Trung thu dựng các quầy bán hàng khá sớm, đa dạng sản phẩm và giá bán. Song tính đến thời điểm hiện tại, sức mua vẫn chưa nhiều.

Tiêu huỷ bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Theo người bán hàng, nguyên nhân vắng khách bởi vẫn còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhu cầu mua bánh của người dân hiện tại chưa nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là giá bánh tăng. Năm nay nguyên liệu tăng từ 10% đến 15%, nhiều hãng bánh tăng giá, mức tăng giá bán bánh tuỳ loại. Mọi năm giá bánh truyền thống nhân đậu xanh, hạt sen khoảng 50.000 đồng/bánh, năm nay là 57.000 đồng/bánh; bánh nhân thập cẩm, jambon khoảng 65.000 đồng/bánh, năm nay là 70.000 đồng đến 73.000 đồng/bánh. Các thương hiệu bánh đều đồng loạt tăng từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/bánh, mua lẻ hay mua theo hộp 4 chiếc hoặc 6 chiếc tính ra đều khá đắt đỏ. Một số mặt hàng bánh Trung thu Kinh Đô truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo vị đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen… giá niêm yết khoảng 55.000 đồng đến 62.000 đồng/bánh với trọng lượng là 150g và 180g.

Ngoài 2 nguồn cung chính này, thị trường bánh Trung thu còn có rất nhiều loại bánh mini, được quảng cáo là sản phẩm nhập từ Đài Loan (Trung Quốc). Trên vỏ bao bì đều ghi chữ nước ngoài, không ghi hạn sử dụng. Bánh Trung thu mini ngoại nhập cũng có rất nhiều vị nhân, được bán nhiều tại các hội nhóm trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Giá bán chỉ dao động từ 2.500-4.000 đồng/chiếc.

Điểm đặc biệt của năm nay là giá bánh Trung thu có rất nhiều phân khúc, khác hẳn các năm trước thường chỉ có bánh ngoại nhập từ nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá cực rẻ hoặc bánh của các công ty bánh kẹo uy tín, bánh của các khách sạn. Cụ thể, trên mạng xã hội, nhiều trang bán hàng cá nhân rao bán bánh Trung thu homemade với giá chỉ từ 20.000 đồng/chiếc, trong khi giá phổ biến của các loại bánh homemade trước đây là 60.000-80.000 đồng/chiếc.

Thực tế này phần nào cho thấy bánh Trung thu của các công ty bánh kẹo và bánh homemade, bánh nhập ngoại đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Dù vậy, bánh Trung thu "có tên tuổi" vẫn có thông tin sản phẩm rõ ràng hơn 2 loại còn lại.

Thu giữ hàng nghìn chiếc bánh không rõ nguồn gốc

Nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Trung thu, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) các địa phương vừa kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ việc vận chuyển, kinh doanh bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, ngày 15/8, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 24, Cục QLTT thành phố Hà Nội bất ngờ kiểm tra Hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Dũng Hải tại địa chỉ số nhà 46, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng đang bày bán 10.800 chiếc bánh Trung thu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài, đựng trong các thùng carton. Theo giá niêm yết, một chiếc bánh có giá 2.500 đồng/chiếc. Trị giá hàng hóa là: 27.000.000 đồng. Chủ cửa hàng là ông Nguyễn Công Dũng, không xuất trình được hóa đơn chứng từ của lô bánh Trung thu. Ông này khai nhận, gần Tết Trung thu nhu cầu tiêu thụ cao nên nhập hàng trôi nổi trên thị trường về phục vụ nhu cầu của người dân. Cùng với đó, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Hà Nam) đã phối hợp với

Cục QLTT tỉnh Hà Nam phát hiện Phạm Thị Phụng (SN 1994), trú tại tổ 5, phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý đang kinh doanh, buôn bán gần 1.600 chiếc bánh Trung thu các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại khu công nghiệp Châu Sơn.

Tại thời điểm kiểm tra Phạm Thị Phụng không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ liên quan đến toàn bộ số hàng trên. Bước đầu Phụng khai nhận đã thu mua số bánh này qua mạng xã hội với giá 3.000 đồng/chiếc về bán kiếm lời. Mới đây, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang và Công an Bắc Giang vừa phối hợp kiểm tra, thu giữ hơn 5.000 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo Cục QLTT Hà Nam, lợi dụng Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu mua các loại thực phẩm như bánh nướng, bánh Trung thu của người dân tăng cao, nhiều đối tượng do hám lợi nhuận, bất chấp sức khoẻ người tiêu dùng sẵn sang buôn bán các loại sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng. Việc bắt giữ kịp thời và tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo đúng quy trình, quy định góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đợt Trung thu sắp tới.

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện tình trạng nhiều cơ sở kinh doanh quảng cáo sản phẩm bánh Trung thu "nhà tự làm" nhưng nguyên liệu làm vỏ bánh, nhân bánh được nhập từ khắp mọi nơi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Người tiêu dùng nên tránh tâm lý chạy theo số đông, ham rẻ, mua hàng trôi nổi để ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình. Cùng với đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn cơ sở bán bánh Trung  thu handmade cũng như hàng trôi nổi để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho gia đình.

Phan Đức

Mỹ và Iran cùng xác nhận sẽ tham gia đối thoại cấp cao ở Oman về chương trình hạt nhân của Tehran ngay trong tuần này, mở ra cơ hội hiếm hoi tìm kiếm một giải pháp chính trị giúp hạ nhiệt căng thẳng và qua đó giảm thiểu nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột trực diện giữa hai nước.

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã gặp các bác sĩ mang hai màu áo - những người đang công tác Trại tạm giam số , Công an TP Hà Nội, làm công việc đặc thù là chăm sóc các “bệnh nhân” là bị can, bị cáo, can, phạm nhân đang giam giữ, cải tạo. Để họ yên tâm cải tạo, ngày lại ngày, các bác sĩ mang hai màu áo vẫn lặng lẽ làm nhiệm vụ, chữa lành cả vết thương thể xác và tinh thần, giúp họ yên tâm cải tạo, làm lại cuộc đời…

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Ngày 8/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng 950 triệu đồng cho 19 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phi Liêng và Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng phát động.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Quốc Trọng (SN 1992, ngụ xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) và La Thị Tuyết Vân (SN 1982, ngụ phường 6, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để điều tra về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Chiều 8/4, chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines đã cất cánh tại sân bay Nội Bài, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文