Chủ động đa dạng hóa nguồn cung xăng, dầu trong nước

07:50 04/04/2022

Xăng, dầu là mặt hàng chiến lược, là “máu” của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Giá xăng, dầu cao, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu truyền thống cùng với dịch COVID-19 đã, đang và sẽ là cộng lực thúc đẩy lạm phát và nợ công, cùng với những áp lực an sinh xã hội tăng cao…

TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, giá xăng, dầu sẽ còn tăng cao, do nhu cầu xăng dầu tăng cao sau đại dịch, trong khi trữ lượng không tăng bởi thời gian qua thế giới không đầu tư vào thượng nguồn để khai thác dầu mỏ, sản lượng khai thác gần như đang ở mức cao nhất. Điều này sẽ dẫn tới giá xăng, dầu cũng sẽ tiếp tục tăng cao. Cùng với đó, chiến sự Nga - Ukraine cũng là yếu tố làm cho việc tăng giá này nhanh hơn.

Cần có những kịch bản cụ thể để có sự ứng phó kịp thời trước những biến động khó lường của thị trường xăng, dầu thế giới.

Ông Nguyễn Bá Khang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) cho rằng, có thể nhận thấy việc tăng giá xăng, dầu thời gian qua rõ ràng là một yếu tố chính gây trở ngại trong công tác điều hành giá và kiểm soát lạm phát, bởi xăng, dầu là đầu vào chính của nhiều hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực vận tải. Do vậy, giá xăng dầu tăng đồng nghĩa lạm phát sẽ tăng.

Đáng chú ý, công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian qua được phối hợp rất tốt, đã tạo nền tảng nhất định để tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam chống chọi được với cú sốc giá bên ngoài. Bởi ngay sau khi nền kinh tế hoạt động trở lại thì nguồn cung về lương thực thực phẩm cũng trở nên dồi dào hơn, sự hỗ trợ của chính sách về việc bình ổn giá sẽ bù đắp phần nào cho tác động của lạm phát trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới tăng cao đột biến từ cuối tháng 2 đã có những tác động tiêu cực đến kiểm soát lạm phát.

“Trong bối cảnh áp lực đang tăng, cùng với việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống, chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực này sẽ chậm hơn 1 chút do độ trễ của chính sách và theo quan sát của chúng tôi, chu kỳ lạm phát này sẽ khác với các chu kỳ lạm phát trước ở các yếu tố, tất cả các chu kỳ lạm phát trước là do tổng cầu gia tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch sản lượng là yếu tố gây ra áp lực lạm phát. Còn lạm phát lần này được gây ra bởi yếu tố thiếu hụt cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất. Lạm phát sẽ tăng nhưng không quá cao”, ông Khang cho hay.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của tăng giá xăng dầu, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam cần chủ động xây dựng các kịch bản và các giải pháp thích ứng hiệu quả trên cơ sở bám sát và dự báo tốt, tăng cường chất lượng thông tin về những biến động thị trường và địa chính trị quốc tế trong thời gian tới; chủ động đa dạng hóa nguồn cung dầu trong nước và thế giới; tìm cách tiếp cận an toàn với nguồn dầu giá rẻ và với phương thức thanh toán phù hợp; tăng dự trữ quốc gia về dầu mỏ và thay đổi cơ chế quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện hành theo hướng chuyển nhập quỹ này vào quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia; linh hoạt hóa mức thu ngân sách Nhà nước và giảm các chi phí trong giá cơ sở xăng, dầu.

Mặt khác, cần chủ động gia tăng sản xuất và sử dụng các năng lượng thay thế phi dầu mỏ, nhất là năng lượng sạch, tái tạo; đồng thời, vận động người dân, doanh nghiệp tiết giảm sử dụng xăng, dầu cả trong sản xuất kinh doanh và trong sinh hoạt; nghiêm cấm và xử phạt kịp thời đủ sức răn đe các hành vi đầu cơ, trục lợi, găm giữ gây khan hiếm giả tạo xăng dầu trên thị trường

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, để hạn chế những tác động tiêu cực từ giá nguyên, nhiên liệu thế giới đến nền kinh tế, tiến tới đảm bảo kinh tế vĩ mô và đạt mục tiêu tăng trưởng, trước mắt, chúng ta cần đảm bảo nguồn cung ứng với những mặt hàng liên quan đến sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng, dầu, xi măng, sắt thép và vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp…, không để xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Về dài hạn, “chúng ta cần xem xét, chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng năng lượng, chuyển sang năng lượng xanh, năng lượng bền vững từ tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, tiến tới tự chủ nguồn năng lượng cung cấp cho sản xuất, tiêu dùng trong nước,” bà Hương nhấn mạnh.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, để kìm giá xăng, dầu cần phải tính tới các công cụ thuế linh hoạt hơn, như bài toán giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu; phải có chiến lược tiết kiệm, chuyển đổi dần trong cơ cấu sử dụng năng lượng thân thiện hơn với môi trường...

Để ổn định giá xăng, dầu trong nước, Bộ Công Thương kiến nghị Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng, dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, phí đưa xăng, dầu từ nước ngoài về Việt Nam và các loại thuế cho phù hợp nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng, dầu. Diễn biến của thị trường xăng, dầu trong thời gian qua một lần nữa cho thấy, việc quản lý giá xăng, dầu, thị trường xăng, dầu nói riêng và bảo đảm an ninh năng lượng nói chung cần một chính sách đồng bộ, dài hạn của tất cả các bộ, ngành liên quan với những kịch bản cụ thể để có sự ứng phó kịp thời trước những biến động khó lường của thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Xuân Định, Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, để ổn định giá xăng, dầu thì giải pháp cơ bản vẫn là phải đảm bảo nguồn cung, không để thiếu hụt xăng, dầu trong mọi tình huống, tránh tình trạng đầu cơ găm hàng tích trữ.

Hiện, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kịch bản điều hành giá và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá. Trong đó sẽ có những kịch bản mức lạm phát từ 3,6-4,3% và có những kịch bản hơn 4%. Như vậy công tác điều hành giá sẽ phải triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm.

Lưu Hiệp

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文