Chuyên gia nói gì về việc tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá?

08:07 26/04/2025

Ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang hướng tới phát triển bền vững, nâng thuế thuốc lá là một nước đi lợi cả đôi đường: Vừa giảm người hút, vừa khỏe dân, lại vừa tăng thu ngân sách.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 năm nay, trong đó đề xuất nâng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá.

Dù vẫn còn các ý kiến phản biện từ doanh nghiệp sản xuất, những lo ngại về tác động xã hội mà việc tăng thuế đem lại, song hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần tăng mạnh, tăng liên tục thuế thuốc lá để giảm tỷ lệ người hút thuốc. Điều này vừa giúp tăng thu ngân sách, vừa giảm nguy cơ bệnh tật cho người dân.

Tăng thuế lợi cả đôi đường

Chia sẻ tại buổi tập huấn về một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khoẻ người dân và phản ứng của thị trường vào ngày 23/4 vừa qua, ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang hướng tới phát triển bền vững, nâng thuế thuốc lá là một nước đi lợi cả đôi đường: Vừa giảm người hút, vừa khỏe dân, lại vừa tăng thu ngân sách.

giáp.jpg -0
Bác sĩ tư vấn cho người dân cai nghiện thuốc lá.

Ông Đào Thế Sơn, Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies đưa ra những con số khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, theo Hội Khoa học Kinh tế Y tế, chi phí hàng năm do bệnh tật, tử vong gây ra bởi tiêu dùng thuốc lá lên tới 108 nghìn tỷ đồng/năm - tương đương 1,14% GDP. Bên cạnh đó, chi phí ô nhiễm môi trường do thuốc lá (phá rừng, rác thải nhựa, ô nhiễm nước biển ...) gây tốn kém 99 nghìn tỷ đồng/năm - tương đương 1,04% GDP. "Việc tăng thuế TTĐB góp phần giảm chi phí y tế, môi trường đang gây tổn hại tới tăng trưởng", ông Sơn khẳng định.

Tuy nhiên hiện nay, việc tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam thường bị phản đối với các lập luận như gây gánh nặng cho nhóm thu nhập thấp hoặc có thể làm gia tăng buôn lậu, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy những lo ngại này không hoàn toàn xác đáng.

Theo số liệu điều tra, hàng năm việc sử dụng thuốc lá làm mất đi tổng cộng 21,8 triệu giờ lao động của người Việt Nam, trong đó, thời gian người bệnh nghỉ việc đi khám chữa bệnh là 13,4 triệu giờ; thời gian người nhà nghỉ việc để chăm sóc là 8,3 triệu giờ; chưa tính các trường hợp tử vong sớm và thời gian lãng phí vì việc hút thuốc trong giờ làm việc.

"Tăng thuế thuốc lá sẽ gây tăng chi phí cho người sử dụng, từ đó giúp dịch chuyển dòng tiền chi tiêu trong mỗi gia đình, thay vì sử dụng cho thuốc lá, sẽ dịch chuyển sang giáo dục và những chi tiêu thiết yếu khác. Bên cạnh đó có thể giúp giảm thời gian lao động bị mất đi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - tăng năng suất lao động", ông Sơn phân tích.

Riêng về ngân sách, ông Sơn cho rằng, việc tăng thuế TTĐB thuốc lá giúp cân bằng ngân sách, phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển và phát triển bền vững (SDGs). Nếu tăng thuế xuất với thuốc lá từ 65% lên 85% có thể tăng GDP thêm 0.09%. Nếu tăng thuế xuất từ 65% lên 105% có thể tăng GDP thêm 0.18%. Chậm tăng thuế TTĐB thuốc lá khiến ngân sách mất đi nguồn thu khoảng 8-9 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2020-2021.

"Thuế TTĐB thuốc lá mặc dù có thể giảm phần doanh thu giữ lại của doanh nghiệp, nhưng phần đóng góp ngân sách tăng lên và tổng cộng đóng góp chung cho nền kinh tế vẫn tăng. Tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá nên được coi là một chính sách tài khoá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hơn là ngược lại", ông Sơn nói.

Đề xuất tăng mạnh và tăng liên tục thuế thuốc lá

Theo TS. Lê Hương Linh (Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), một số ý kiến cho rằng, việc tăng thuế sẽ tác động trực tiếp tới người nông dân và người công nhân sản xuất thuốc lá; ngoài ra còn có bên vận chuyển, phân phối và bán lẻ, rồi lao động gián tiếp như cung cấp phân bón, bao gói sản phẩm phụ trợ… Tuy nhiên, hiện số lượng lao động liên quan tới sản xuất thuốc lá chiếm dưới 0,4% tổng lao động trong cả nước - đây là một con số không đáng kể. Một thông tin đáng chú ý là hiện số người làm việc trong nhà máy thuốc lá là hơn 10 nghìn người, đã giảm so với trước đây là 12 nghìn người.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá để giảm tỷ lệ người hút, giảm gánh nặng bệnh tật.

"Sản lượng sản xuất thuốc lá tăng, tiêu dùng không giảm, nhưng số lao động giảm xuống do năng suất lao động tăng, do công nghệ cải tiến và tự động hoá. Dẫn điều này cho thấy thuế không phải là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới người lao động", bà Linh nhấn mạnh và khẳng định, lợi ích của việc tăng thuế thuốc lá lớn hơn nhiều với sự tác động tới người lao động

Chia sẻ thêm, BS Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, Quỹ có quy định hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng từ thuốc lá sang cây khác, vì trồng thuốc lá phải dùng nhiều thuốc trừ sâu tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, nên việc chuyển đổi sẽ rất được ủng hộ. Hiện Quỹ vẫn đang triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi từ trồng cây thuốc lá sang ớt, ngô lai F1 ở Lạng Sơn và Tây Ninh và kết quả cho thấy, trồng ngô lai F1 và ớt đều cho năng suất cao hơn thuốc lá, thu nhập của người dân khi chuyển đổi cao hơn, nên đây sẽ là cơ sở để nhận được sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân.

Cũng theo vị chuyên gia, giá thuốc lá tại Việt Nam hiện nay quá rẻ, trên thị trường có 40 nhãn hiệu thuốc lá có giá bán lẻ dưới 10.000 đồng/bao 20 điếu, có nhãn hiệu chỉ có mức giá 7.000-8.000 bao/20 điếu, người thu nhập thấp và người mới hút rất dễ tiếp cận, giá này không có tác động đến tỷ lệ giảm người hút thuốc lá, chưa kể nó còn khuyến khích trẻ em sử dụng thuốc lá. Vì vậy, bà Hải đề xuất, cần bổ sung mức thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá ở mức ít nhất 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030.

Trước những ý kiến phản biện của doanh nghiệp thuốc lá nên lùi thời gian tăng thuế và tăng thuế ít hơn, ông Đào Thế Sơn dẫn ví dụ trước đây, việc tăng thuế mỗi lần chỉ 5% và sau 3 năm mới tăng 1 lần.

"Việc tăng thấp và thưa không hiệu quả. Thuế thuốc lá là thuế sức khoẻ, không phải là bệnh cấp tính, nhưng thuốc lá gây ra tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc trì hoãn là không nên. Các nhà sản xuất cho rằng, chính sách này gây sốc, nhưng sẽ chỉ là điều chỉnh kinh doanh bán ít đi, nhưng lợi nhuận cao hơn, chứ không phải là gây phá sản", ông Sơn nói.

Các chuyên gia tại buổi tập huấn đều cho rằng, mức thuế TTĐB cao với thuốc lá được thực hiện càng sớm sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội và con người.

Lệ Thuý - Trần Hằng

Sáng 11/5, TP Hải Phòng tổ chức chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng biểu dương lực lượng chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025. Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đến dự.

Liên quan đến vụ sụt lún nghiêm trọng tại đường dẫn lên cầu Hòa Bình, thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành (Tây Ninh), trưa 11/5, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa lớn kéo dài, làm vỡ túi bùn cục bộ gây ra. Vụ việc khiến 5 người bị thương nhẹ, trong đó có 4 người đã trở về nhà.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.