Đã đến lúc phải mua bảo hiểm cho tài sản công

09:35 20/07/2015
Là một đất nước có mức độ thiên tai cao nhất thế giới, mỗi năm, ngân sách Nhà nước đang phải bỏ ra cả chục nghìn tỷ đồng để tái thiết tài sản công. 

Theo số liệu từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tài sản công ở nước ta trải rộng khắp toàn quốc, với giá trị gần 1 triệu tỷ đồng, thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hiện đang được gần 90 nghìn cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Đây là nguồn lực có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu để các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và tài sản công có tác động trực tiếp đến an sinh xã hội, từ giáo dục, y tế, thủy lợi, dịch vụ công đến giao thông vận tải, liên lạc...

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Phùng Ngọc Khánh, trên thực tế, các rủi ro khách quan không thể tránh được như rủi ro thiên tai, rủi ro kỹ thuật, rủi ro con người... và để khắc phục thiệt hại tài sản công do các rủi ro gây ra cần đến nguồn một nguồn tài chính không nhỏ. 

Việt Nam là một trong những nước có mức độ thiên tai cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm thiên tai làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ đồng, tương đương 1,2 - 1,5 GDP cả nước. Tuy vậy, tỷ lệ giá trị tài sản công được bảo hiểm tại Việt Nam còn rất thấp, phạm vi được bảo hiểm chưa toàn diện, chưa được bảo hiểm rủi ro thiên tai.

Theo thống kê sơ bộ, thiệt hại hằng năm đối với tài sản công khoảng hơn 11 nghìn tỷ đồng. Các thiệt hại này phần lớn do ngân sách Nhà nước chi trả để tái thiết. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, nhiều nước bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản công như tại Philippines, Panama, Peru, Mexico..., đối tượng được bảo hiểm là các tòa nhà, cơ sở hạ tầng. 

Khi rủi ro xảy ra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản công không chỉ được các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có năng lực tài chính vững mạnh bảo vệ, mà còn được bảo vệ bởi các nhà tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới có uy tín, có kinh nghiệm... Trong khi đó, nếu không có bảo hiểm tài sản công, Chính phủ phải chi trả hàng trăm tỷ USD để khắc phục hậu quả đối với những thiên tai nặng nề.

Bởi vậy, tại hội thảo “Bảo hiểm tài sản công: Huy động nguồn lực từ thị trường bảo hiểm góp phần bảo vệ tài chính, ngân sách Nhà nước” vừa được Bộ Tài chính tổ chức, hầu hết mọi người tham dự đều đánh giá cao mức độ cần thiết của bảo hiểm tài sản công. 

Nhiều DNBH đều cho rằng đây là phương thức tốt nhất giảm thiểu rủi ro khi thiên tai xảy ra vì khi đó sẽ được DNBH và tái bảo hiểm bảo vệ. Qua đó, góp phần bảo vệ tài chính, NSNN, bởi phí bảo hiểm thấp hơn số kinh phí Nhà nước hỗ trợ hằng năm gần 10.000 tỷ đồng, giảm bội chi ngân sách; phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, DNBH đang hoạt động tại Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai loại hình bảo hiểm này.

Cục trưởng Phùng Ngọc Khánh khẳng định, tinh thần của cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm và DNBH là: sẵn sàng bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ với mức trách nhiệm bảo hiểm cao nhất cho bất kỳ tài sản công nào bị thiệt hại do bất kỳ rủi ro nào gây ra, nhằm nhanh chóng khôi phục giá trị, tái thiết đầy đủ tài sản công, bảo đảm bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách có hiệu lực, có hiệu quả, và được thông suốt.

PV

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文