Doanh nghiệp chủ động là yếu tố quan trọng để thích ứng với các FTA

07:38 02/03/2022

Thời gian qua, trước tác động của dịch COVID-19 nhưng các FTA  được ký kết và đi vào thực thi đã mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường. Đặc biệt, doanh nghiệp (DN) đã bước đầu thích nghi với các cam kết của các hiệp định. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả từ các hiệp định mang lại đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ phía DN. Tính chủ động của DN là yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận và thay đổi để thích ứng với các FTA.

Cơ hội càng lớn thì cạnh tranh càng gay gắt

Trước đại dịch COVID-19 cùng với những biến chuyển về chính sách của các nước trong khu vực và quốc tế thì các FTA hiện đang là động lực cho hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển bền vững.Nhưng, việc các FTA có hiệu lực thì cũng đi liền với xu hướng gia tăng hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan tại nhiều khu vực. Điều này cũng tạo thách thức đối với DN xuất khẩu (XK) Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, sau hơn một năm thực thi Hiệp định EVFTA, XK của Việt Nam sang EU đạt trên 40 tỷ USD, tăng 14%. Hiệp định UKVFTA được thực thi từ đầu năm ngoái cũng giúp quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh đạt gần 6,6 tỷ USD, giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số. Còn với Hiệp định CPTPP, tăng trưởng XK sang hai thị trường mà Việt Nam mới có FTA như Canada tăng 19,5% và Mexico 46,1%.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) thực thi từ ngày 1/1/2022 được hy vọng sẽ là một trong những nhân tố góp phần phục hồi kinh tế trong bối cảnh hậu COVID-19. Đây là Hiệp định đầu tiên mà ASEAN đóng vai trò trung tâm dẫn dắt những mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực.

Doanh nghiệp Việt phải chủ động, sẵn sàng thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.

Theo đó, RCEP mở ra cơ hội thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư của Việt Nam với ASEAN và 5 đối tác là Australia, New Zealand, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, việc thực thi và khai thác hiệu quả hiệp định này sẽ có nhiều thách thức hơn bởi thị trường các nước RCEP có cơ cấu kinh tế tương đồng với Việt Nam.Các nước tham gia RCEP là những thị trường truyền thống của Việt Nam, có tỷ lệ nhập siêu lớn nhất.

Nếu lượng nhập siêu quá lớn và lâu dài cũng có thể mang tới rủi ro nhất định.Trên thực tế, bên cạnh cơ hội lớn thì cũng tạo môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Vì vậy, DN phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng trong môi trường cạnh tranh đó. Ngoài ra, để tận dụng được thành công từ Hiệp định RCEP, DN cần nâng cao hơn nữa tính chủ động.

Trong khi đó, với Liên minh châu Âu (EU), mặc dù đã có những thành công bước đầu mà Hiệp định EVFTA mang lại, nhưng đây là thị trường có tiêu chuẩn cao, quy định nghiêm ngặt, nhất là về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, hiện nay, EU cũng đang đàm phán hiệp định thương mại với các quốc gia khác trong khu vực.Đây là thách thức đối với người nông dân, DN xuất khẩu Việt Nam để tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn.

Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm đầu thực thi, nhiều sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam đã tận dụng được các cơ hội từ EVFTA để tăng mạnh XK sang thị trường thị trường EU. Đặc biệt, EVFTA đã mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho gạo Việt. Nhờ những ưu đãi về thuế quan, XK các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao sang thị trường EU được đánh giá cao và cho các kết quả tích cực. Năm 2022, XK gạo của Việt Nam sang EU dự báo còn tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Việc tận dụng lợi thế EVFTA để XK gạo thơm với thuế 0% nằm trong tay các DN có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho rằng, có những cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư giữa EU - Việt Nam sau đại dịch, với việc EVFTA mở ra việc cắt giảm dần thuế quan và mở cửa thị trường. Nếu chúng ta có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận này - thông qua quan hệ đối tác giữa Chính phủ và cộng đồng DN - thì các công ty và người tiêu dùng ở cả hai phía sẽ cùng được hưởng lợi.

Cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của "người đi trước"

Việc thực thi EVFTA không chỉ tạo lợi thế, lợi ích bổ sung cơ cấu kinh tế mà còn thúc đẩy quá trình cải cách thể chế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà EVFTA mang lại, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, do năng lực của DN Việt Nam vẫn còn hạn chế nên gặp bất lợi trong tận dụng các ưu đãi thuế quan. Cụ thể là với ngành dệt may Việt, do công nghiệp phụ trợ của ngành này còn hạn chế, Việt Nam lại chủ yếu nhập khẩu linh kiện ngoài khối, nên không tận dụng được nhiều ưu đãi từ EVFTA.

Để thúc đẩy thực thi EVFTA có hiệu quả, ông Vũ Bá Phú cho rằng, DN Việt Nam và EU cần hợp tác một cách chặt chẽ, gần gũi, hiệu quả hơn. Điều này cũng thể hiện vai trò của EuroCharm trong việc thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa 2 phía. Ngoài ra, mong các DN EU cung cấp, hỗ trợ cho DN, nhà sản xuất Việt Nam những giải pháp canh tác trong nông nghiệp thông minh hơn, xanh hơn, sạch hơn và tuân thủ theo tiêu chuẩn của EU; cùng nhau hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái số và phối hợp trong logistics…

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh (kiêm nhiệm Ireland) cho biết, với Hiệp định UKVFTA, Chính phủ Anh đang chủ động thực hiện chiến lược thương mại “Global Britain” nhằm thúc đẩy XK. Anh đã sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức “có đi, có lại” với đối tác nước ngoài thông qua các FTA. Đồng thời, thúc đẩy đàm phán FTA với 19 quốc gia hoặc liên minh các quốc gia.

Ngoài ra, Anh cũng đang quyết tâm gia nhập CPTPP.Điều này có nghĩa, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP. Với 15 FTA đã có hiệu lực, các chuyên gia cho rằng, DN Việt Nam cần tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội của "người đi trước", tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường đối tác.

Ông Nguyễn Cảnh Cường cho rằng, DN phải tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn Anh, châu Âu; tích cực, chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, phải chủ động công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm khách hàng của các ngân hàng Anh.

Lưu Hiệp

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文