Doanh nghiệp phải đàm phán khi muốn dùng tài sản để trả nợ trái phiếu

08:16 08/03/2023

Theo quy định mới tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế, có hiệu lực từ ngày 5/3, thì DN muốn hoán đổi trái phiếu bằng các sản phẩm khác bắt buộc phải đàm phán và được sự đồng ý của nhà đầu tư.

3 điểm mới

Nghị định 08 có 3 điểm mới. Thứ nhất, được thanh toán trái phiếu bằng tài sản khác. Theo quy định tại Nghị định số 153 của Chính phủ, DN phát hành trái phiếu có trách nhiệm "thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu". Để tạo điều kiện cho các bên tham gia thị trường TPDN, Nghị định số 08 đã bổ sung quy định "DN có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác”. Việc hoán đổi sang tài sản khác phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định.

Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó. Thứ hai, phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận. Thứ ba, DN phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Điểm mới thứ 2, được gia hạn thanh toán lãi, gốc trái phiếu thêm 2 năm. Theo quy định cũ, TPDN đã phát hành trước 16/9/2022 và còn dư nợ đến 16/9/2022 thì DN không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành. Tại Nghị định 08, nguyên tắc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu được thực hiện khi nhận được sự thông qua của cấp có thẩm quyền của DN phát hành trái phiếu và sự chấp thuận của số người sở hữu trái phiếu từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên. DN phát hành phải công bố thông tin bất thường về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Nếu kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian này tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Riêng trường hợp trái chủ không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì DN phát hành phải đàm phán lại để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Nếu trái chủ vẫn không chấp thuận phương án đàm phán thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với trái chủ theo phương án đã công bố cho nhà đầu tư.

Điểm mới thứ 3, đó là hoãn quy định về xếp hạng tín nhiệm DN.

3 tác động

Chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc ban hành Nghị định 08 này là cần thiết, được thị trường, nhà đầu tư và DN mong đợi. Theo ông Lực, nó sẽ có 3 tác động chính.

Thứ nhất, Nghị định tạo hành lang, cơ sở pháp lý cho phép DN phát hành trái phiếu đàm phán với các trái chủ để giãn hoãn nợ trái phiếu đáo hạn với thời gian gia hạn tối đa là 2 năm; qua đó, giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm năm 2023 (khoảng 120.000 tỷ đối với các DN bất động sản) và năm 2024 (khoảng 110.000 tỷ đồng đối với DN bất động sản). Theo đó, DN cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết của mình, đảm bảo uy tín, danh dự và cũng là vì sự tồn vong của DN, còn nhà đầu tư có thể tiếp nhận với tinh thần chia sẻ lúc khó khăn…

Hai là, Nghị định tạo cơ sở pháp lý kèm theo hướng dẫn cơ bản đảm bảo việc thực hiện đàm phán đổi “trái phiếu lấy hàng” (chủ yếu là tài sản, bất động sản hay tài sản khác) một cách rõ ràng và nhất quán hơn, giảm thiểu rủi ro tranh chấp sau này. DN cần công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng, công bằng cho các nhà đầu tư; ngược lại, cũng cần có sự chia sẻ, đồng hành và thiện chí của nhà đầu tư.

Ba là, cho phép giãn tiến độ đến hết năm 2023 đối với việc áp dụng một số điều kiện, yêu cầu cao, đáp ứng thông lệ về tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp, về yêu cầu rút ngắn thời gian phân phối trái phiếu và về xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành. Điều này là cần thiết trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, thanh khoản giảm và cũng cần thêm thời gian để các bên liên quan như nhà đầu tư, DN phát hành và tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuẩn bị tinh thần, năng lực, quy trình, nhân lực…

“Rõ ràng là trên đây là những giải pháp tình thế, kỳ vọng tháo gỡ đa số những vướng mắc liên quan đến trái phiếu DN đáo hạn năm nay và năm tới. Muốn vậy, rất cần tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện cam kết của DN, sự đồng hành, chia sẻ của nhà đầu tư và sự hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc của các cơ quan quản lý. Đồng thời, các bên liên quan cũng cần chuẩn bị hành trang cho năm tới khi các điều kiện tiêu chuẩn cao hơn (nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu…) bắt đầu áp dụng trở lại”, ông Lực nói.

Cũng bình luận về điểm mới của Nghị định 08 về trái phiếu, ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup cho biết, trước đây, thanh toán nợ trái phiếu bằng tài sản khác như bất động sản đã có một số chủ đầu tư làm. Việc có một quy định chuyên ngành rõ ràng làm cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh hơn việc xử lý nợ xấu TPDN.

Đáng chú ý, với quy định DN phải đàm phán và phải có sự chấp thuận của trái chủ khi muốn dùng tài sản để trả nợ trái phiếu, sẽ bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng hiện nay. Với quy định này, nếu người sở hữu trái phiếu không chấp thuận, DN vẫn sẽ phải xoay xở trả nợ bằng tiền mặt. Tuy nhiên, ông Thuân cho rằng “khá đáng tiếc” khi ngưng yêu cầu xếp hạng tín nhiệm đến 31/12/2023, “vì đây là yếu tố góp phần minh bạch thông tin cho thị trường và khôi phục niềm tin để quay trở lại”, ông Thuân nói.

Hà An

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thanh Tùng và Phan Văn Tiến, là phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 BLHS.

Sáng 4/1, tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Ban Thanh niên CAND - Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Đắk Lắk cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức Chương trình “Về với buôn làng”.

Bà Hồ Ngọc Bích T. (ngụ TP Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính, do ghen tuông, tức giận, nóng vội nên đưa lên những hình ảnh nhạy cảm và nói khống đã 5 lần bắt gặp chồng và nữ nhân viên ngân hàng có mối quan hệ bất chính để mọi người xung quanh đồng tình, đứng về phía mình.

Gói thầu số 06, “Thi công xây dựng công trình và bảo hiểm công trình thuộc Dự án cầu và đường từ bản Uôn đi bản Páng, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá” có vốn đầu tư khoảng 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình tham gia dự thầu, cả 3 công ty đều bị chủ đầu tư phát hiện có gian lận hồ sơ tham gia dự thầu.

Bất luận thời tiết không thuận lợi trong những ngày cuối năm, song để đảm bảo về đích đúng tiến độ, thông xe toàn tuyến qua địa bàn Hà Tĩnh trước ngày 30/4/2025, các nhà thầu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã tăng cường “3 ca, 4 kíp”, vượt nắng, thắng mưa để thi công trên công trường đảm bảo hiệu suất cao nhất.

Sáng 4/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đoàn Mai Khanh (SN 1995, trú xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc) về hành vi giết người (Báo CAND đã đưa tin).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文