FTA tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế

08:16 02/01/2022

Trong năm 2021, Việt Nam trải qua một năm đầy thách thức trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên, bằng tất cả sự nỗ lực Việt Nam vẫn được ghi nhận là điểm đến đầu tư hấp dẫn và kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt con số kỷ lục mới.

Điều đó cho thấy, Việt Nam đã ngày càng khai thác, tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới để phát triển thị trường xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, phát triển ngoại thương trong bối cảnh khó khăn, thách thức bởi đại dịch.

Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn sẽ gia tăng

Chuyên trang Vietnam Briefing của tập đoàn Dezan Shira & Associates ngày 31/12/2021 đăng bài viết nhận định các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Theo đó, một trong những yếu tố được cho sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 là các FTA của Việt Nam là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Việt Nam sử dụng các FTA như một công cụ để tăng cường sức mạnh kinh tế và an ninh tài chính, giúp Việt Nam tiếp tục chuyển từ XK sản phẩm công nghệ thấp, hàng sơ cấp sang hàng công nghệ cao.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, nền kinh tế đi theo hướng xuất khẩu, sự gia tăng của các FTA, lực lượng lao động trẻ, các chính sách ưu đãi đầu tư cùng với vị trí địa lý chiến lược, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong khu vực châu Á. Bất chấp một năm 2021 đầy thách thức, Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao.

Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang dần dần hình thành ở những khu vực khác tại Đông Nam Á, nguyên nhân là do Việt Nam không còn áp dụng các chính sách ưu đãi như trước nên việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Trên thực tế, trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, với tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Ngoài ra, cả nước còn có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của DN với giá trị góp vốn là 5,03 tỷ USD và 2.262 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,86 tỷ USD. Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

“Dòng vốn FDI sẽ duy trì khả năng phục hồi nhờ 3 nguyên nhân chính. Đó là: Bất chấp những trở ngại từ các hạn chế và cấm đi lại liên quan đến COVID-19, vốn FDI vẫn chảy mạnh mẽ vào Việt Nam; XK sang Mỹ và châu Âu vẫn đang tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn; tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đã được cải thiện đáng kể. “Với việc chuyển hướng trong ứng phó với đại dịch, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ và dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn sẽ gia tăng”, ông Harry Loh, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam khẳng định.

FTA thế hệ mới là một trong những nhân tố góp phần phục hồi kinh tế và tăng trưởng sau đại dịch COVID-19.

Thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, năm 2021, việc tận dụng các FTA để đẩy mạnh XK đã được thực hiện hiệu quả hơn. Ngay sau khi các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, với Kế hoạch thực thi Hiệp định đã được xây dựng kỹ lưỡng từ trước đó, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào triển khai thực hiện và đạt kết quả rất tích cực.

TS. Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá thị trường XNK. Việc thực thi các FTA, đặc biệt là thương mại giữa Việt Nam và châu Âu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch XK tăng từ khi có EVFTA, nhưng doanh nghiệp (DN) Việt chưa tận dụng hết những cơ hội lớn tại thị trường tiềm năng này và vẫn đang tiếp tục mở ra cơ hội lớn cho thúc đẩy XNK của DN trong năm 2022.

“Thị trường XNK hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục được mở rộng và đa dạng hóa, sẽ có xu hướng chuyển dịch thị trường hàng hóa theo chiều sâu dưới tác động của việc thực hiện các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và các hiệp định vừa ký kết như RCEP, UKVFTA. Cùng với thực hiện các cam kết FTA với các nước châu Âu và các khu vực khác trên thế giới sẽ giúp phát triển thị trường XNK hàng hóa của Việt Nam trở nên đa dạng, cân bằng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn”, TS Lê Huy Khôi nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) thực thi từ ngày 1/1/2022 được hy vọng sẽ là một trong những nhân tố góp phần phục hồi kinh tế và các DN Việt Nam có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch COVID-19... Theo đó, các DN Việt Nam có thể đẩy mạnh XK và mang lại hàng hóa chất lượng cao cho người tiêu dùng. Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ nhu cầu cao đối với nông sản XK của Việt Nam.

Lưu Hiệp

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文