Giá cả "dịu mát", thị trường mâm cỗ sôi động trước Rằm tháng bảy

17:05 09/08/2022

Trong ngày 9/8 (tức 12 tháng Bảy âm lịch), ghi nhận tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội cho thấy giá thực phẩm, trái cây, hoa tươi… dồi dào, nhiều chủng loại. Cùng với đó, không khí mua sắm khá nhộn nhịp, hàng hóa phong phú, giá nhiều mặt hàng đã bắt đầu giảm nhiệt.

Chị Nguyễn Hoà (Trung Văn- Hà Nội) cho biết, gần đến Rằm tháng 7, nhưng hoa quả, thực phẩm và đồ cúng lễ khá đa dạng, giá cả cũng giảm bớt ở một số mặt hàng. Cận Rằm nhưng giá gà vẫn ở mức 110.000-150.000 đồng/kg tuỳ loại. Thịt lợn cũng đã giảm hơn trước về mức 110.000-130.000 đồng/kg tuỳ loại thịt. Giá thịt lợn hiện đã giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước. Nhưng đây là thực phẩm sử dụng thường xuyên nên giá cao vẫn phải mua.

Bên cạnh đó, giá rau xanh có loại cũng đã bắt đầu giảm. Theo đó, rau muống 8.000-10.000 đồng /mớ; rau ngót 7.000 đồng/mớ; mướp 15.000 đồng/kg; dưa chuột loại ngon 20.000 đồng/kg….

Giá thực phẩm giảm nhẹ -0
Thực phẩm phong phú, giá cả cũng bắt đầu giảm nhẹ.

Chị Trần Thị Hương, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Cổng (Hà Đông) cho biết, thường trong tuần Rằm tháng 7 sức mua đều tăng, thịt lợn tuần này giá giữ ở mức 110-130 nghìn đồng/kg.

Ghi nhận tại các chợ trên địa bàn thành phố ở khu vực quận Hà Đông, Cầu Giấy, Trung Văn; chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm); Gia Lâm, Thượng Thanh (quận Long Biên); Hôm - Đức Viên, Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng); Mai Động (quận Hoàng Mai)… cho thấy, giá móng giò từ 90.000-110.000 đồng/kg; sườn non, ba chỉ, bắp giò, nạc vai từ 120.000-150.000 đồng/kg; mông sấn 110.000-130.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm sú ở mức 350.000-500.000 đồng/kg, tôm thẻ 220.000-260.000 đồng/kg; giá thịt bò từ 220.000-280.000 đồng/kg tùy loại.

Giá hoa tăng do thời tiết mưa nắng thất thường, nguồn cung hoa từ Đà Lạt giảm, nhu cầu lại tăng cao.

Tuy nhiên, dịp này mặt hàng trái cây và hoa tươi tại các chợ có giá khá cao. Tuy giá các loại trái cây đã chững lại so với vài tuần trước, nhưng vẫn cao hơn so với Rằm tháng Bảy các năm trước. Cụ thể, dưa hấu 25.000-30.000 đồng/kg; na dai 60.000-95.000 đồng/kg; na bở đầu mùa loại ngon 160.000 đồng/kg; nhãn 40.000 đồng/kg; thanh long đỏ loại to 68.000 đồng/kg; cam xoàn Lai Vung 75.000 đồng/kg; chôm chôm nhãn Tiền Giang 95.000 đồng/kg…

Còn hoa quả nhập khẩu, như táo hữu cơ Juliet Pháp (6-7 quả/kg) 100.000 đồng/kg, táo Envy loại ngon 220.000-230.000 đồng/kg, lê sữa Hàn Quốc 135.000 đồng/kg, kiwi vàng 215.000 đồng/kg…

Đáng chú ý, giá hoa tươi tăng cao so với ngày thường. Như hoa hồng và cúc lưới cùng có giá 5.000-8.000 đồng/chục, mẫu đơn 8.000 đồng/bông, cúc mai 35.000-40.000 đồng/bó, ly 5-7 tai 25.000-35.000 đồng/cành tùy loại. Theo chủ một quầy hoa tươi tại chợ Nguyễn Công Trứ, giá hoa tăng do thời tiết mưa nắng thất thường, nguồn cung hoa từ Đà Lạt giảm, nhu cầu lại tăng cao.

Dịp này, ghi nhận tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), các cửa hàng bán gà luộc sẵn tấp nập người mua. Còn người bán hàng thì tất bật luộc gà, cắm bông hoa hồng để kịp giao cho khách. Chị Hoàng Dung, chủ cửa hàng trên phố Hàng Bè cho biết, giá gà luộc sẵn năm nay không tăng, từ 350.000-600.000 đồng/con, tùy trọng lượng.

Cùng với đó, dịch vụ nấu cỗ cúng Rằm cũng khá sôi động. Chị Nguyễn Thị Yến người chuyên nấu cỗ ở Cửa Bắc cũng cho biết, dịp này tuy giá thực phẩm, rau củ đã giảm so với 2 tuần trước nhưng vẫn cao so với các năm. Do vậy, năm nay 1 mâm cỗ dao động ở mức 900.000-1.350.000 đồng/mâm tùy loại. Thường các gia đình lựa chọn mâm cỗ có giá hơn 1 triệu đồng. Gần Rằm nên nhà chị cũng nhận được nhiều đơn hàng.

Theo chị Trần Thoa (Phú Lương - Hà Đông), giá thực phẩm năm nay cao hơn các năm, nhưng giá bán của các loại thực phẩm, đồ cúng cũng giữ ở mức vừa phải để còn giữ khách. 

Bên cạnh cỗ mặn, thị trường cỗ chay cũng đắt khách dịp này. Giá mỗi mâm cỗ chay dao động từ 600.000 đồng đến 2 triệu đồng.

Trân Trân

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

Chiều 24/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Hưng Yên tiếp tục xét hỏi các bị cáo từng là cán bộ, phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam do bị cáo Đồng Xuân Thụ là cựu Tổng Biên tập. Được biết, trước khi gây ra vụ án này, tháng 10/1997, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo đối với Đồng Xuân Thụ về hành vi giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội.

Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác, đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao và chuyên viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực thực thi pháp luật như bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép, rửa tiền và các loại tội phạm khác.

Bão số 4 đã mạnh lên cấp 10 và đến thời điểm hiện tại, hướng di chuyển của bão hầu như không có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.