Giá điện đã tăng, vì sao giá thành sản xuất điện cao hơn giá bán lẻ?

13:56 31/10/2023

Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện gồm than, dầu, khí đều neo cao khiến giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính lên ngưỡng 2.098 đồng/kWh - cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành 178 đồng/kWh.

Theo lý giải của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguyên nhân là do những yếu tố đầu vào cơ bản đã ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện. Đặc biệt, tác động lớn nhất là giá thành khâu phát điện khi chiếm tỷ trọng 82,8% trong cơ cấu giá thành sản xuất điện.

Ngoài ra, cơ cấu sản lượng thay đổi theo hướng bất lợi (các nguồn mua có giá rẻ giảm, nguồn mua có giá đắt tăng), giá các loại nhiên liệu năm 2023 vẫn ở mức cao so với năm 2020 - 2021 dẫn tới chi phí sản xuất và mua điện vẫn tăng cao. EVN tính toán giá thành sản xuất điện năm 2023 khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh. Giá này là đã nhờ hỗ trợ một phần từ các biện pháp tiết kiệm chi phí của EVN.

"Mặc dù giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4/5/2023, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng nhưng điều này cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính diễn biến giá nhiên liệu biến động như hiện nay", EVN nêu.

Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện các tháng vừa qua của năm 2023 mặc dù có giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đã có đề nghị tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Trần Việt Hòa cho biết, việc giá than tăng gây áp lực lớn lên tài chính của EVN khi chi phí mua điện của từ các nguồn điện than sẽ còn tăng lên. Do đó, để đảm bảo cân bằng được tài chính thì quan trọng nhất vẫn là giảm giá nhiên liệu bán cho điện từ các nhà cung cấp trong nước, huy động tối ưu các nguồn phát điện, điều chỉnh giá điện để thu hồi các chi phí chưa được tính đầy đủ vào giá điện…

Theo số liệu cập nhật từ EVN, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện các tháng vừa qua của năm 2023 mặc dù có giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn các năm 2020-2021 (giai đoạn chưa biến động đột biến). Cụ thể, giá than nhập theo chỉ số gbNewc tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,30 lần so với năm 2021. Dự kiến cả năm 2023, giá than nhập tăng 186% so với 2020 và 25% so với năm 2021.

Nguồn than nội địa cho sản xuất điện được cung cấp bởi TKV và Tổng công ty Đông Bắc cũng tăng cao do từ năm 2019, việc khai thác, cung cấp than sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, nên các nhà cung cấp phải nhập khẩu than về để phối trộn với than sản xuất trong nước (than pha trộn để bán cho sản xuất điện). Ước tính, bình quân giá than pha trộn của TKV năm 2023 tăng từ 29,6-46% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021. Còn của Đông Bắc là từ 40,6-49,8%.

Tỷ trọng than nhập khẩu trong than trộn khoảng 40-60%, do đó, giá than đầu vào cho cung ứng điện vẫn tăng theo giá than nhập khẩu dù than sản xuất trong nước cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện giữ nguyên từ tháng 3/2019 đến nay.

Ngoài giá than, thì giá khí và giá dầu cũng neo cao. Giá dầu HSFO tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021. Còn giá khí, hiện do khí Nam Côn Sơn suy giảm (giá gần 3 USD/ triệu BTU) nên nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1&2 phải tiếp nhận khí từ mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh, Sao Vàng - Đại Nguyệt, khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao (khoảng 10-12 USD/triệu BTU).

Ước tính cả năm 2023, sản lượng phát điện thực tế của các nhà máy nhiệt điện than tăng khoảng 9,3 tỷ kWh so với kế hoạch đã được Bộ Công thương duyệt; nhiệt điện dầu tăng khoảng 1,2 tỷ kWh và năng lượng tái tạo tăng 1,3 tỷ kWh; trong khi thủy điện giảm khoảng 13,9 tỷ kWh.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino dẫn tới tình hình thủy văn không thuận lợi, nước về các hồ thủy điện rất thấp, đặc biệt tại khu vực miền Bắc nên vào thời kỳ cuối mùa khô (từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6), hầu hết các hồ bị sự cố kéo dài, không đảm bảo để huy động theo nhu cầu hệ thống, nắng nóng diễn ra trên diện rộng và kéo dài... Do đó, EVN đã phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện, kể cả phát dầu để đảm bảo việc cung cấp điện.

Trân Trân

Khi đến Km 74 +600 QL49A đoạn qua đèo A Co thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), xe đầu kéo do tài xế Hảo điều khiển bất ngờ gặp tai nạn lao xuống vực đèo cách mặt đường khoảng 30m. Vụ tai nạn khiến tài xế Hảo tử vong, xe ô tô đầu kéo hư hỏng nặng.

Lãng phí, một vấn đề không mới nhưng luôn có tính thời sự, là nguy cơ âm thầm bào mòn nguồn lực quốc gia, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và làm suy giảm niềm tin của nhân dân. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Chống lãng phí” đã kịp thời khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và đặc biệt là lực lượng CAND.

Tối 17/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân – “Vang mãi khúc quân hành”.

Với mục đích tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc dĩa trực tuyến thông qua mạng internet, Phạm Thị Bích Ngọc đã thuê căn nhà tại địa chỉ 19 Lê Thánh Tôn (phường Đông Ba, TP Huế) để các con bạc sát phạt nhau. Đến thời điểm bị bắt, Ngọc đã tổ chức cho các con bạc đánh bạc với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng, nhưng trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng trên địa bàn tỉnh Sơn La vẫn có những diễn biến phức tạp.

Cứ mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán, không ít thanh, thiếu niên, trong đó có các em học sinh vẫn lén lút lên mạng xã hội học cách chế tạo pháo và mua các vật dụng về cất giấu rồi tự chế thành pháo nổ. Và cũng từ đây, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra, trong đó có nhiều em chịu cảnh tàn tật suốt đời, thậm chí có em mất mạng…

Nhu cầu thuê đất trong các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Đồng Nai những năm qua tăng rất nhanh, với 34 KCN, đã có 31 KCN đi vào hoạt động, nhiều KCN được doanh nghiệp thuê đất gần như được lấp đầy. Nhưng một số KCN lại đang trong tình trạng “dở khóc dở cười” khi việc giải phóng mặt bằng kéo dài hàng chục năm chưa hoàn thành…

Vào thời điểm cuối năm, các đối tượng từ khắp nơi thường gia tăng tìm kiếm cơ hội trà trộn vào các khu vực rừng núi tại tỉnh Quảng Nam để đào đãi vàng trái phép. Do đó, lực lượng Công an các cấp đã tăng cường công tác nắm tình hình nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả với tình trạng “vàng tặc”, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.

Các tỉnh thành tại miền Bắc ban ngày trời nắng, nền nhiệt cũng tăng lên mức 20-23 độ C, cảm giác ấm lên rõ rệt. Tuy nhiên, đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm sâu ở mức 11-13 độ C, trời rét đậm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文