Giải pháp để hàng thủ công mỹ nghệ vươn xa

09:13 20/12/2023

Mặc dù thị trường gặp khó, đơn hàng nhiều ngành hàng sụt giảm nhưng với một số doanh nghiệp (DN) vẫn tìm được hướng đi riêng để gia tăng xuất khẩu (XK), nâng cao chất lượng, giá trị hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nâng cao chất lượng, tìm hướng đi mới

Chia sẻ về việc đưa sản phẩm gốm Bát Tràng XK và xây dựng được Trung tâm tinh hoa người Việt tại Bát Tràng (Hà Nội), bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội cho hay: “Chúng tôi đã trao đổi với các nhà sản xuất là cần phải có sự khác biệt, làm thế nào để sản phẩm không đụng hàng nhau và tiết kiệm được chi phí đầu vào. Tiêu biểu như Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh, năm 2008, suy thoái toàn cầu nặng nề và nguy cơ mất thị trường rất cao vì bị ép giá. Trong bối cảnh đó, các đơn vị đã ngồi họp với nhau và nghiên cứu tìm dòng sản phẩm phù hợp đủ sức cạnh tranh. Năm 2012, dòng sản phẩm siêu nhẹ, siêu phẩm đã ứng dụng thành công. Các sản phẩm cầm lên rất đẹp, rất nhẹ. Từ hai chữ “rất” đó đã tiết kiệm được 40% nguyên liệu đầu vào, 25% cho nhiên liệu đầu vào và nhiên liệu đầu ra. Khách hàng cầm sản phẩm sẽ thấy kỹ thuật và tính mỹ nghệ rất cao. Khi đó chúng tôi có quyền nâng giá sản phẩm lên”.

Giải pháp để hàng thủ công mỹ nghệ vươn xa -0
Cần có một chiến lược marketing tốt hơn để đưa các sản phẩm của làng nghề Việt Nam ra thế giới.

Chia sẻ với PV Báo CAND ngày 19/12, bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương (Indochina) cho biết, mặc dù khó khăn về thị trường nhưng nhờ sự nhạy bén trong việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử quốc tế, công ty vẫn duy trì được đơn hàng và sự tăng trưởng tốt.

Theo đó, Indochina đã đưa đa dạng mặt hàng thủ công mỹ nghệ thương hiệu Việt - Viettime Craft - tới nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, có thị trường Mỹ, Mexico, Canada là thị trường XK trực tuyến chính, chiếm hơn 40% doanh số của Indochina; thị trường châu Âu có Pháp, Đan Mạch, Đức; thị trường châu Á chủ yếu là Nhật Bản. Ngoài ra còn có những thị trường tiềm năng khác như Ý, Brazil, các nước trong khối Ả rập...

Qua quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Indochina đã tìm ra cách làm vừa lòng khách hàng, đó là thay đổi màu sắc, thêm họa tiết trang trí theo trend (xu hướng thị trường) để tạo tính mới cho sản phẩm. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ chất liệu đa dạng như bèo, cói, mây, tre, sợi chuối, lá buông, dừa…

 Mỗi lô nguyên liệu chuyển về đều được đánh mã số, hỗ trợ theo dõi cả quá trình nguyên liệu đó đưa vào xưởng/nhà máy nào, làm ra sản phẩm gì, của đơn hàng nào. Mỗi đơn hàng đều có mã số riêng, khách hàng có thể nhập mã số vào hệ thống để biết chi tiết thông tin về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm từ khi còn là nguyên liệu tới khi đến tay người sử dụng. Hệ thống truy xuất nguồn gốc, xuất xứ giúp khách hàng quốc tế yên tâm hơn về sản phẩm thương hiệu Việt.

Doanh nghiệp Việt cần liên kết

Việt Nam hiện có hơn 2.000 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận ở nhiều lĩnh vực khác nhau như mây tre đan, thêu dệt, gốm sứ, đúc đồng, khảm, trạm bạc, gỗ mỹ nghệ. Xu hướng tăng trưởng XK hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt bình quân 8%/năm. Tuy nhiên, các làng nghề nói chung và ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về áp dụng khoa học kỹ thuật; thiếu lao động trẻ có trình độ tại các làng nghề; một số kỹ thuật truyền thống tinh xảo nguy cơ mai một bị thất truyền; không có sự liên kết giữa các làng nghề; thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ...

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm cho rằng, hàng thủ công mỹ nghệ XK yêu cầu khá cao về tiêu chuẩn chất lượng, tính thẩm mỹ. Để DN có thể đi cùng nhau, phát triển bền vững, bà Tâm cho rằng, các DN Việt có tính liên kết cao hơn khi kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới để có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thế giới. Ví dụ, đơn hàng lớn nếu 1 DN làm phải mất 7 tháng, nhưng nhiều DN kết hợp làm sẽ rút ngắn được thời gian, giảm chi phí, giá thành, dễ có thêm đơn hàng. Khi đó, sản phẩm thủ công mỹ nghệ thương hiệu Việt sẽ hiện diện nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu.

Ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) cho rằng, xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thay đổi, đòi hỏi quy trình sản xuất phải minh bạch, rõ ràng, từ vùng nguyên liệu đến cả quá trình làm ra sản phẩm. Theo đó, có thể nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm làng nghề thông qua thiết kế đẹp hơn, áp dụng công nghệ thông tin giúp sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhiều thông điệp hơn về giá trị nhân văn và giá trị văn hóa.

“Nếu chúng ta đầu tư vào phát triển hệ thống thiết kế một cách bài bản cho ngành thủ công ở Việt Nam thì kim ngạch XK cho ngành không chỉ dừng lại con số gần 3 tỷ USD như hiện nay, mà có thể sớm đạt được tốc độ tăng trưởng không dưới 30% hằng năm và đạt con số 10 tỷ USD đến năm 2030”, ông Ngọc nhận định.

Theo bà Inga Toal, quản lí Phòng trưng bày hàng hoá của Thương hiệu Come Home (Tập đoàn Central Retail Vietnam), mặc dù các nghệ nhân làng nghề, công xưởng của Việt Nam có chuyên môn tốt và chuyên nghiệp nhưng cần có một chiến lược marketing tốt hơn để đưa các sản phẩm của làng nghề Việt Nam ra thế giới và tiếp cận gần gũi hơn tới người tiêu dùng.

Lưu Hiệp

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Ngày 20/7, trước diễn biến khó lường của cơ bão số 3, với nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã phát đi công điện khẩn, yên cầu lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, tập trung ở cấp độ cao nhất, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão.

Vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, số đăng ký QN-7105 tại Quảng Ninh đến nay vẫn làm bàng hoàng dư luận cả nước. Sau tai nạn thương tâm trên, nhiều người đặt câu hỏi: Kỹ năng nào để có thể sống sót trên biển khi tàu gặp nạn?

Bão Wipha (bão số 3) đã tăng lên cấp 11-12 (103-133 km/h) giật cấp 15. Theo dự báo, bão sẽ đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình ngày 21/7 với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã có chỉ dẫn, khuyến cáo người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

Thông tin về tình hình giải ngân vốn đầu tư công ở các dự án trọng điểm, ông Đậu An Phúc, Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh (Ban Hạ tầng) cho biết năm nay Ban hạ tầng được giao giải ngân 12.029 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua mới chỉ có hơn 912 tỷ đồng được giải ngân…

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc, 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách Quảng Ninh, Hải Phòng khoảng 705 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất gần tâm bão mạnh cấp II (103 - 117 km/giờ) giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 – 25 km/h…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.