Giải pháp nào để giải quyết tận gốc vấn nạn hàng giả?

08:47 08/06/2025

Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ, qua 2 tuần thực hiện cao điểm, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ hơn 450 vụ vi phạm về buôn bán, gian lận thương mại, hàng giả, trốn thuế, tổng giá trị hàng hóa, tang vật hơn 40 tỷ đồng.

Những kết quả bước đầu này đã khẳng định lời cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, cùng các bộ, ngành, lực lượng chức năng trong việc kiến tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, hiện đại.

Đồng loạt ra quân, xử lý nhiều vi phạm

Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Chi cục QLTT tỉnh Yên Bái cho biết, thực hiện cao điểm đến hết ngày 1/6, Đội đã kiểm tra và xử lý 7 vụ vi phạm trên địa bàn được giao quản lý (huyện Trấn Yên, Văn Yên). Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các loại thực phẩm như bột mì, hạt bí khô, cốm gạo, táo đỏ sấy khô, bim bim, đồ chơi trẻ em…

Đáng chú ý, trong đợt cao điểm kiểm tra, xử lý này là vụ việc lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái phát hiện một hộ kinh doanh đang bày bán nhiều sản phẩm bột ngọt Ajinomoto, bột giặt OMO giả mạo nhãn hiệu.

copy - 174790519122722_may_2025_091005_gmtz6627471642729_41ef64b0a10da67fbe5419e8dfbdb8b4.jpg -0
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hoá vi phạm.

“Toàn bộ số hàng hóa vi phạm nêu trên đã được các cá nhân, hộ kinh doanh vi phạm tự tiêu hủy dưới sự giám sát chặt chẽ của Đội QLTT số 4 và các đơn vị liên quan, nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng”, lãnh đạo Đội QLTT số 4 cho hay.

Trước đó, ngày 20/5, lực lượng QLTT đã kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang trên những tuyến phố du lịch trong trung tâm thành phố Đà Nẵng và phát hiện tạm giữ gần 2.000 sản phẩm là túi xách, ví, quần áo, phụ kiện, giày dép... có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại thủ đô Hà Nội, lực lượng chức năng cũng kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất hàng chục ngàn đôi tất giả xuất xứ, giả nhãn hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản tại La Phù, Hoài Đức; đột kích kho nước hoa ngay tại phố cổ...

Tại TP Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu giữ hàng ngàn sản phẩm “hàng hiệu giá rẻ” tại trung tâm thương mại Saigon Square bất chấp sự chống đối của các tiểu thương. Theo thống kê của Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh, trong năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng đã phát hiện 38 vụ vi phạm tại khu vực này. Tổng cộng có 1.291 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton, Hermes… đã bị thu giữ, với tổng giá trị hàng hóa ước tính hơn 250 triệu đồng. Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 359 triệu đồng.

Qua công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng QLTT ghi nhận tình trạng tại nhiều địa phương có các cửa hàng, cơ sở kinh doanh, công ty tồn tại nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Ngay sau khi phát hiện các hành vi vi phạm, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã ban hành các quyết định kiểm tra, xử lý xử phạt nghiêm các vi phạm.

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, thực tế cho thấy, lợi nhuận từ việc buôn bán các sản phẩm vi phạm cao hơn rất nhiều so với chi phí nộp phạt, khiến hành vi vi phạm có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, tâm lý sính hàng ngoại, ham rẻ của một bộ phận người tiêu dùng cũng là nguyên nhân gián tiếp làm cho hàng hóa không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng tiếp tục có “đất sống”. Cùng với đó, tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái đang ngày càng tinh vi và mở rộng quy mô. Lợi dụng mức phạt hành chính hiện hành chưa đủ tính răn đe, nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh.

Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Quang Huy, công nghệ làm hàng giả, hàng nhái ngày càng phát triển, sản phẩm giả rất giống hàng thật, thậm chí có cả bao bì, tem mác, mã code khó phân biệt bằng mắt thường. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động tại các điểm bán hàng trực tiếp, lực lượng chức năng cũng đang đẩy mạnh kiểm soát các hành vi vi phạm diễn ra trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo…

Lợi dụng tính năng livestream, đặt hàng nhanh và giao dịch ẩn danh, nhiều đối tượng đã sử dụng các tài khoản cá nhân để rao bán sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị điện tử, hàng hóa thời trang không rõ nguồn gốc, không hóa đơn, không kiểm định chất lượng. Điều này đòi hỏi công chức thực thi phải có chuyên môn cao và cần sự hỗ trợ từ các thiết bị, công nghệ giám định hiện đại, cũng như sự phối hợp chặt chẽ từ các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).

Cùng đó, do sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) nên việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên các nền tảng trực tuyến (website, mạng xã hội, sàn TMĐT) diễn ra phức tạp, khó kiểm soát.

Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện hàng trăm tấn gia vị các loại và dầu ăn giả tại kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Về công tác phòng, chống hàng giả trên TMĐT, ông Trần Việt Hùng - Trưởng phòng Nghiệp vụ QLTT, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, Phòng Nghiệp vụ QLTT cùng lực lượng QLTT cả nước đã rà soát các hành vi vi phạm trên môi trường TMĐT. Hiện nay, lực lượng đã và đang rà soát trên 1.000 danh sách website, gian hàng có hoạt động kinh doanh trên môi trường TMĐT. Nếu phát hiện vi phạm, kiên quyết xử lý trên tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” như chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Có một vấn đề xảy ra gần đây là trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng không nhận được sự hợp tác của các tiểu thương, hộ kinh doanh. Tại các khu vực nổi cộm kinh doanh hàng giả thường có các đối tượng gác, khi thấy lực lượng QLTT, các đối tượng này sẽ thông báo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh đóng cửa đối phó không cho kiểm tra.

Ông Trần Việt Hùng cho rằng, khi đoàn đi kiểm tra, có hiện tượng “cửa đóng then cài”. Tại Đà Nẵng, danh sách dự kiến kiểm tra là 48 cửa hàng, nhưng sau khi ập vào kiểm tra thì có đến hơn 40 cửa hàng đóng cửa. Hay như tại Hội An, dự kiến kiểm tra 10 cửa hàng, nhưng cả 10 cửa hàng đều đóng cửa.

Những ngày qua, tại khu vực chợ Ninh Hiệp, Bắc Lãm (Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội), những dãy ki-ốt từng tấp nập khách mua, người bán nay lại cửa đóng then cài. Nhiều gian hàng không hoạt động, thậm chí che kín biển hiệu. Tình trạng này diễn ra từ cuối tháng 5/2025 đến nay và chưa có dấu hiệu mở lại. Không chỉ các quầy hàng, ki-ốt trong chợ, trung tâm thương mại, những ngày qua, hàng loạt cửa hàng kinh doanh trên các tuyến phố sầm uất ở Thủ đô Hà Nội và ở nhiều địa phương khác cũng trong tình trạng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trực tiếp.

“Hành vi đóng cửa né tránh hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng là phản ứng tiêu cực đối với thị trường. Trong thời gian tới, cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát, cần kết hợp công tác tuyên truyền, ký cam kết để các tiểu thương, chủ cơ sở không “tiếp tay”, kinh doanh hàng hóa vi phạm”, ông Hùng cho hay.

Để giải quyết dứt điểm thực trạng này, ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng, cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, cần đẩy mạnh giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp; trong đó tập trung tuyên truyền sâu rộng về việc bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh.

Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả cũng như làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đóng cửa né tránh hoạt động kiểm tra, ngày 4/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam..., đề nghị tăng cường công tác quản lý địa bàn; rà soát, giám sát, kiên quyết không để tái diễn vi phạm tại các cửa hàng, cơ sở đã thanh, kiểm tra.

“Để kiểm soát, tiến tới chấm dứt hàng giả, cần xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung. Đây là giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh hiện nay”, ông Trần Việt Hùng nhấn mạnh.

Truy quét hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trên không gian mạng

Những ngày vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công an thành phố kiểm tra một kho hàng tại quận Tân Phú - nơi đang được sử dụng để tập kết, đóng gói mỹ phẩm được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện và tạm giữ hàng ngàn đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm dưỡng da, kem trắng da, son môi… hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều loại ghi nhãn mập mờ hoặc có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính lên đến gần 1 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đang ngày càng tinh vi, lợi dụng đặc thù môi trường mạng như tài khoản ảo, không có địa chỉ cụ thể để hoạt động.

Từ đầu năm 2024 đến hết tháng 5/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã xử lý 393 vụ vi phạm TMĐT. Các hành vi chủ yếu gồm: kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, không niêm yết giá theo quy định, không thông báo website bán hàng với cơ quan quản lý… Tổng số hàng vi phạm bị tạm giữ lên đến gần 129.000 sản phẩm gồm mỹ phẩm, vàng trang sức, quần áo, thực phẩm… với tổng giá trị hơn 8,8 tỷ đồng. Số tiền xử phạt hành chính lên đến hơn 8 tỷ đồng.

Liên tiếp nhiều đợt kiểm tra đột xuất được triển khai, trong đó nổi bật là vụ việc kiểm tra kho hàng tại huyện Hóc Môn - nơi đang tập kết hơn 2.000 đơn vị sản phẩm được rao bán trên mạng là thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và quần áo không có nhãn phụ tiếng Việt, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ. Nhiều sản phẩm quảng cáo có công dụng “thần kỳ” về làm đẹp, tăng cân, giảm cân nhưng đều là hàng không đạt chuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra, trong đợt cao điểm triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”, lực lượng chức năng cũng phát hiện một số cơ sở kinh doanh thực phẩm không đảm bảo điều kiện an toàn, sản phẩm không nhãn mác, quá hạn sử dụng được tuồn ra thị trường qua hình thức bán online. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn giữ tâm lý ham rẻ, bị cuốn theo các quảng cáo sai sự thật.

“Chúng tôi thường xuyên gặp phải tình trạng chống đối khi kiểm tra, hoặc bị theo dõi, canh chừng để tẩu tán hàng hóa. Các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức và chuyên nghiệp hơn”, ông Huy chia sẻ.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP Hồ Chí Minh cũng đang triển khai cao điểm kiểm tra, xử lý buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2025, với sự vào cuộc đồng bộ của các lực lượng chức năng.

Trước hiện tượng một số KOLs, người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, thổi phồng công dụng để thu lợi bất chính, bà Phạm Đắc Mỵ Trân,  Quyền Trưởng Phòng Truyền thông xã hội và nội dung số, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành quy định pháp luật riêng để siết chặt hoạt động quảng cáo trên mạng, đặc biệt với các đối tượng có sức ảnh hưởng lớn. Các cơ quan chuyên môn kiểm tra kỹ hồ sơ, điều kiện quảng cáo, đặc biệt là các quảng cáo về thuốc, sữa, thực phẩm chức năng trước khi cấp phép.

“Chúng tôi cũng kêu gọi người tiêu dùng nâng cao cảnh giác, tích cực tìm kiếm các thông tin về nhận biết và phát hiện hàng giả, tự bảo vệ mình trước khi quyết định mua một mặt hàng nào đó. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoạt động mua bán hàng gian, hàng giả, rất mong người dân báo cáo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để cùng phối hợp và xử lý”, bà Phạm Đắc Mỵ Trân khuyến cáo. (Nguyễn Cảnh)

Lưu Hiệp

Những ngày đầu tháng 7, thời tiết tại Hà Nội khi mưa dông lúc nắng cháy với nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên tới gần 40 độ C. Thế nhưng, tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội, bước chân của những người chiến sĩ Công an nhân dân vẫn vang đều, dứt khoát trên thao trường luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Sau hơn 100 năm bị cấm bơi do ô nhiễm, sông Seine – biểu tượng thơ mộng của Thủ đô Paris, đã chính thức chào đón người dân tới giải nhiệt vào ngày 5/7. Hàng trăm người đã không bỏ lỡ cơ hội được đắm mình trong làn nước mát giữa khung cảnh tráng lệ của nước Pháp, mở màn một mùa hè đáng nhớ và đánh dấu bước tiến lịch sử về môi trường của đất nước này.

Ngày 5/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (xã Hoà Lạc, TP Hà Nội), Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành Bộ Công an tổ chức hợp luyện cụm các khối đi của lực lượng CAND tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Trước tình huống khẩn cấp, Trung tá Trần Quang Anh chỉ đạo Trung tá Phùng Ngọc Hiệp trực tiếp điều khiển phương tiện đưa nạn nhân vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu. Nhờ được hỗ trợ kịp thời, người bệnh đã được cấp cứu và ổn định.

Chiều 5/7, Sở Văn hóa – Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội mừng lúa mới (Bhuôih Haro Tơme) của đồng bào Cơ Tu và “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” của TP Huế chính thức được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chiều 5/7, thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, từ 1/8, giá vé hai tuyến đường sắt trên cao (tuyến 2A Cát Linh-Hà Đồng và tuyến 3.1 Nhổn-ga Hà Nội) sẽ được điều chỉnh tăng so với giá cũ. Cùng thời gian này, đơn vị cũng sẽ ngừng triển khai vé tháng tập thể.

Trong thư khen Thứ trưởng Bộ Công an gửi Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ, đây là chiến công xuất sắc thể hiện sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao và sự sắc bén về nghiệp vụ của Cục Cảnh sát hình sự trong triển khai chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng trong vụ chi 7 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng) đánh bạc. Ngoài ra, còn có hàng loạt doanh nhân, ca sĩ, bác sĩ bị truy tố với cáo buộc tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều - Chi nhánh Hà Nội (King Club). Tổng số tiền mà 136 người tham gia đánh bạc tại “sòng bạc” King Club là 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỷ đồng).

Theo một nguồn thạo tin của trang Avia.pro và nhiều blogger chuyên theo dõi xung đột Nga - Ukraine, đêm 4/7 (giờ địa phương), sân bay quân sự ở Khmelnitsky (Ukraine) đã xảy ra nhiều vụ nổ lớn. Nguồn này cho rằng, căn cứ không quân Starokonstantinov ở Khmelnitsky bị tập kích bởi nơi đây được cho là đồn trú hàng loạt máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.

Ngày 5/7, Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ hình sự giang hồ cộm cán Nguyễn Thị Hạnh, tức Hạnh "sự" cùng 4 đối tượng khác, để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.