Khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh

07:01 08/07/2024

Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép TP Hồ Chí Minh chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch và đất ở trong quỹ đất nông nghiệp 118.000ha của thành phố, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Với chủ trương chuyển 5 huyện ngoại thành lên quân hoặc thành phố trực thuộc, TP Hồ Chí Minh sẽ không còn huyện ngoại thành trong giai đoạn sắp tới.

Khi dân số của thành phố còn tiếp tục tăng nhanh, thì việc khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp trong đô thị để đáp ứng một phần nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ là vấn đề tiếp tục được đặt ra. Nhất là khi TP Hồ Chí Minh chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch tập trung để cung ứng nguồn thực phẩm an toàn tại chỗ cho người dân và đến nay nông nghiệp vẫn chỉ đóng góp ở mức chưa đến 1% GDP.

Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng, tuy chỉ đóng góp tỉ trọng không lớn trong GDP của các đô thị, nhưng nông nghiệp luôn giữ vai trò rất quan trọng, không chỉ ở cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ, bảo vệ môi trường mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là khi có biến động về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu…

Một khu đất nông nghiệp xen kẽ trong đô thị.

TS Vũ Thị Quyền, Trường Đại học Văn Lang cho rằng, đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng và thiếu tập trung, làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Trung bình mỗi năm giảm 700ha trong giai 2010 - 2015 và giảm 1.000ha mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2020. Trong khi đó với dân số xấp xỉ 14 triệu người (tính cả người tạm trú), bình quân mỗi ngày TP Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 10.964 tấn lương thực, thực phẩm các loại.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất rau và hoa, nhưng với diện tích hiện có, năng lực sản xuất của ngành Nông nghiệp thành phố chỉ cung ứng được khoảng 28% về nhu cầu rau xanh, sản lượng thịt các loại từ nông nghiệp cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, còn lại phần lớn nông sản, lương thực, thực phẩm tiêu thụ tại thành phố đều do các địa phương khác cung ứng.

“Dự kiến đến năm 2030, thị trường tiêu thụ các loại lương thực và thực phẩm tươi sống tại TP Hồ Chí Minh sẽ lên đến 17.000 tấn mỗi ngày. Trong khi chủ trương đến năm 2030 dân số thành phố sẽ đạt khoảng 24 - 25 triệu người (chưa kể người tạm trú), nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tại chỗ đang là một trong những vấn đề thách thức đối với TP Hồ Chí Minh”, TS Vũ Thị Quyền cho biết.

Thực tế cho thấy, những năm qua phần lớn diện tích đất nông nghiệp tại TP Hồ Chí Minh được sử dụng kém hiệu quả hoặc bị bỏ hoang hóa do ô nhiễm nguồn nước, tình trạng đô thị hóa quá nhanh hoặc do tình trạng quy hoạch treo của một số dự án có diện tích lớn. Mặt khác, diện tích đất trong mỗi hộ dân nhỏ nên không thể đầu tư sản xuất nông nghiệp một cách quy mô, bài bản.

Theo TS Nguyễn Văn Bộ, cũng giống như các đô thị lớn khác trên cả nước, tồn tại lớn nhất trong phát triển nông nghiệp đô thị của TP Hồ Chí Minh là chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị vẫn theo chiều rộng là chủ yếu, gây lãng phí về đất đai. Trong khi đó, việc triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện và đây là nguyên nhân khiến nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng, thiếu quy hoạch và không ổn định.

Thông tin về vấn đề khai thác quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đã cho rằng, chủ trương của thành phố là hướng tới xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng vùng nông nghiệp sạch để tạo ra giá trị sản phẩm cao mà không cần quá nhiều diện tích. Nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia về nông nghiệp, thách thức đối với ngành Nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh là vấn đề diện tích đất nông nghiệp giảm, chưa hình thành các khu sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nhân lực, lao động có độ tuổi cao và xây dựng công trình trên đất nông nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến tại chỗ là hết sức khó khăn.

Trong đồ án quy hoạch TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đang được thành phố hoàn thiện, các chuyên gia đã đưa ra giải pháp: Với quỹ đất nông nghiệp khoảng 89.612ha, ngành Nông nghiệp của thành phố sẽ phát triển bền vững trên cơ sở cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái bền vững gắn với công nghiệp chế biến và du lịch. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao đạt 75 - 85%; giá trị canh tác đạt từ 850 triệu đến 1 tỷ đồng/ha mỗi năm.

Để đạt mục tiêu trên, TP Hồ Chí Minh cần phát triển nông nghiệp theo hướng bố trí từng loại hình sản xuất phù hợp với các địa bàn. “Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn sắp tới có chính sách hỗ trợ cho mỗi dự án sản xuất nông nghiệp vay tối đa 200 tỷ đồng với mức hỗ trợ lãi suất từ 60 - 80 đến 100% trong thời gian không quá 5 năm. Đây sẽ là động lực để phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung”, TS nguyễn Văn Bộ khẳng định.

Để khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp còn rất lớn trên, ngày 29/12/2023, UBND TP Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP Hồ Chí Minh còn có chủ trương hình thành các trung tâm dịch vụ theo hướng “Một điểm đến, đa chức năng” phù hợp với sản xuất nông nghiệp vùng ven đô. Do đó, TS Nguyễn Văn Bộ góp ý, tại vùng ngoại ô, cần tạo mối liên kết khép kín theo chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ và có thể truy xuất nguồn gốc. Các tour du lịch khá đặc biệt được du khách đánh giá cao là tạo điều kiện để du khách trực tiếp tham gia quá trình sản xuất mà trước đây họ chưa từng biết đến cũng sẽ là một hướng phát triển nông nghiệp cho một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh.

Bảo Sơn

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文