Lo ngại tắc nghẽn hàng hóa tại cảng Cát Lái lan sang cảng Cái Mép

06:44 07/08/2021

Theo Bộ Công Thương, tình trạng tắc nghẽn tại Cảng Cát Lái hiện rất nghiêm trọng, khiến doanh nghiệp (DN) luôn rơi vào tình cảnh giao nhận hàng không đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể lây lan sang các cảng khác như: Cái Mép, Hải Phòng…

Cảng Cát Lái đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cảng biển khu vực TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, sau 3 tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, cảng Cát Lái đã tắc nghẽn nghiêm trọng.

Theo Báo cáo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, sản lượng container xuất nhập tàu, sản lượng container giao nhận bãi, số lượt xe ra, vào cảng giao nhận hàng liên tục giảm so với cùng kỳ trước đó, kéo theo dung lượng tồn bãi cảng Cát Lái tăng cao.

Cụ thể, sản lượng container xuất nhập thông qua cảng giảm lần lượt theo các tuần là 0,2%; 18,03% và 5,4%. Sản lượng giao container hàng nhập, nhận container hàng xuất giảm lần lượt 4,78%; 10,48% và 18,13%. Lượt xe ra/vào cảng giảm lần lượt 3,14%; 10,05% và 15,59%. Sản lượng tồn bãi tiệm cận mức tối đa cho phép, đặc biệt sản lượng hàng nhập luôn trên 100% công suất.

Tại cuộc họp trực tuyến ngày 5/8, nhằm tổ chức triển khai thực hiện Công văn 3847/TCHQ-GSQL về hướng dẫn thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan để giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, trong lúc này cần khẩn trương triển khai các giải pháp hỗ trợ tốt nhất giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái để có thể tiếp nhận các container hàng ra, vào cảng. Bên cạnh việc thành lập các tổ công tác là chi cục trưởng các chi cục hải quan cần có tổ công tác của Cục kết nối với đầu mối của Tổng cục Hải quan là lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan.

Bên cạnh đó, các cục hải quan có liên quan và Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng lập tức cung cấp đầu mối về Tổng cục Hải quan để các bên phối hợp giải quyết công việc.

Theo đó, ông Mai Xuân Thành cũng đề nghị Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn phải nhanh chóng lên phương án vận chuyển container, có trách nhiệm trong việc đảm bảo nguyên trạng, đi đúng tuyến đường, thời gian, phải gắn định vị. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin; xử lý di chuyển hàng tồn đọng đã hoàn thành việc kiểm kê, riêng những container đang nằm trong các vụ án, vụ việc điều tra giữ nguyên hiện trạng…

Trước đó, ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT chủ trì, làm việc với cảng Cát Lái nói riêng và các cảng biển lớn khác trên cả nước nói chung để khẩn trương đưa ra giải pháp.

Theo đó, cần nâng cao năng lực giải phóng hàng hóa ra khỏi cảng, rà soát và làm việc cụ thể với từng chủ hàng có hàng tồn tại cảng để đưa ra phương án thống nhất tháo gỡ vướng mắc sớm nhận hàng; Nâng cao năng lực khai thác của bãi cảng, chủ động điều chỉnh xếp container từng khu vực để tăng khả năng tiếp nhận hàng nhập khẩu, đồng thời nâng tối đa khả năng xếp dỡ container trên bãi, điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài phạm vi cảng, điều chỉnh thời gian tiếp nhận container hàng xuất phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ GTVT phối hợp với các bên điều tiết lượng hàng nhập về cảng Cát Lái, tạm thời ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng khu vực Cái Mép, Hiệp Phước về Cát Lái mà các chủ hàng cần nhận trực tiếp ở khu vực Cái Mép hoặc Hiệp Phước, các cảng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nơi gần nhà máy, DN của mình. Các chủ hàng, hãng tàu cần hạn chế số chuyến tàu hoặc giãn tiến độ nhập container với hàng nhập của các DN, nhà máy đang giảm quy mô và sản lượng sản xuất.

Với Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu cơ chế cho phép cảng Cát Lái vận chuyển container hàng nhập khẩu nói chung, trong đó có cả loại container tồn đọng trên 90 ngày từ cảng Cát Lái về lưu giữ, thông quan, giao cho khách hàng tại các cơ sở của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn là cảng Tân cảng Hiệp Phước (TP HCM), các ICD Tân cảng Long Bình, ICD Tân cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai), ICD Tân cảng Sóng Thần (Bình Dương).

Qua đó giảm tải và tăng năng lực chứa tại cảng Cát Lái, giảm tình trạng ùn tắc hiện nay. Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, nguyên container khi vận chuyển và lưu trữ. Ngoài ra, Bộ Công Thương kiến nghị ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho những người công tác tại cảng, kể cả các nhân viên giao nhận, lái xe. Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn xem xét giảm giá lưu container, lưu bãi cho hàng hóa ở cảng Cát Lái của các DN đang bị dừng sản xuất do tác động của dịch COVID-19.

Đảm bảo không để xảy ra ùn tắc, quá tải tại các Cảng ở Hải Phòng

Phó Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng Nghiêm Quốc Vinh cho biết, trước tình hình ở khu vực cảng Cát Lái, những ngày gần đây, đơn vị tổ chức nhiều cuộc họp với cơ quan chức năng và DN kinh doanh kho, bãi, cảng trên địa bàn để có sự chủ động đảm bảo lưu thông hàng hóa trong trường hợp do dịch bệnh việc vận chuyển hàng xuất, nhập khẩu bị ảnh hưởng. Với thực tế hoạt động hiện nay việc lưu thông hàng hóa ở khu vực cảng Hải Phòng diễn ra thuận tiện và khó xảy ra tình trạng ùn ứ.

Hiện, ở khu vực cảng Hải Phòng có 4 doanh nghiệp chính hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cảng biển là Công ty CP cảng Hải Phòng; Tổng Công ty Tân Cảng; Công ty CP Container Việt Nam (VICONSHIP); Công ty CP Gemadept với việc sở hữu nhiều cảng, kho, bãi trong chuỗi hoạt động, cộng với sự chủ động của các bên liên quan nên khả năng ùn tắc như cảng Cát Lái là khó xảy ra.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, với nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn, Cục Hải quan Hải Phòng luôn chủ động và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, không ùn tắc.

Lưu Hiệp

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) cho rằng, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Việt Trì đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với ông Lê Trường Giang, HKTT: Khu 9, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Đối tượng Nguyễn Lê Quân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài Phước Đức (địa chỉ tại phường Trường An, TP Huế) đã móc nối, cấu kết với các kế toán mua bán trái phép hóa đơn để kê khai chi phí đầu vào nhằm được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT), gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước.

Sau khi phát hiện một thi thể trẻ em, chính quyền địa phương thông tin đến người nhà cháu L.P.N đến hiện trường nhận dạng. Sau khi nhận dạng, gia đình cháu N, Công an quận Liên Chiểu, cơ quan Pháp y thuộc Công an TP Đà Nẵng đã thống nhất làm các thủ tục đưa thi thể về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng bảo quản, chờ kết quả giám định ADN.

Đề cập đến sự cố tôm, cá chết hàng loạt ở vùng nuôi tôm xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu như Báo CAND đã thông tin, chiều 22/5, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Phú Yên cho biết, sau cuộc kiểm tra thực tế tại hiện trường, cơ quan này đã có nhận định nguyên nhân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng về tội mua bán trái phép ma túy tổng hợp (dạng tinh dầu). Đây là một dạng ma túy mới gây nguy hại lớn cho giới trẻ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文