Máy đo nồng độ oxy trôi nổi có thể cho kết quả không chính xác

08:42 25/08/2021

Thời gian qua, do dịch COVID-19 lan rộng tại nhiều địa phương, người tiêu dùng có xu hướng tìm mua các thiết bị y tế tự sử dụng tại nhà. Hình thức mua chủ yếu là trực tuyến, thông qua các sàn thương mại điện tử, website… trong đó, máy tạo, đo nồng độ oxy tại nhà đang được nhiều người tiêu dùng “săn lùng” mua. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, thiết bị bán trôi nổi có thể cho kết quả không chính xác, ảnh hưởng tới tính mạng người sử dụng.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Lào Cai cho biết, ngày 21/8 tiếp nhận thông tin do Tổ Thương mại điện tử của Cục QLTT tỉnh Lào Cai cung cấp, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Lào Cai phối hợp với Đội Chống buôn lậu - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lào Cai kiểm tra tại khu vực đường Trần Viết Xuân, TP Lào Cai phát hiện lô hàng gồm 5 máy tạo oxy nhãn hiệu SANTAFELL do nước ngoài sản xuất.

Chủ lô hàng là ông Lê Mạnh Tuân, sinh năm 1989, trú tại tổ 27, phường Lào Cai, TP Lào Cai. Tại thời điểm kiểm tra, ông Lê Mạnh Tuân không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến tính hợp pháp của hàng hóa. Được biết, ông Tuân rao bán trên mạng xã hội máy này với giá trên dưới 5 triệu đồng/ máy.

 Lực lượng chức năng phát hiện 52 chiếc máy tạo oxy loại 1-7 lít/phút, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ngày 22/8, Đội QLTT số 5 (Cục QLTT tỉnh Hưng Yên) phối hợp với Công an tỉnh Hưng Yên kiểm tra xe ôtô tải biển kiểm soát 51D-133.16 do ông Nguyễn Văn Quỳnh có địa chỉ thường trú tại: Xã Thái Bình, Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trên xe vận chuyển 52 chiếc máy tạo oxy loại 1-7 lít/phút, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên. Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiến hành xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, chiều 19/8, Đội QLTT số 1 (Cục QLTT TP Hồ Chí Minh) kiểm tra xe tải đang chuẩn bị giao hàng tại địa chỉ số 428/30 quốc lộ 1A, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe có khoảng 350.000 sản phẩm vật tư y tế không có hóa đơn, chứng từ.

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD - Bộ Công Thương) đã khuyến cáo người dân không nên mua và tự ý sử dụng các thiết bị y tế này. Các thiết bị này phải được phép nhập khẩu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nhu cầu người dân vẫn rất cao. Do đó, hoạt động buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh các thiết bị này vẫn diễn ra. Liên quan đến vấn đề này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS- Bộ Công Thương) cũng vừa có Công văn số 874/TMĐT-QL yêu cầu các sàn TMĐT rà soát và gỡ bỏ những sản phẩm loại máy thở, các loại thuốc, các loại đo nồng độ oxy trong máu SpO2 vi phạm quy định thương mại để có căn cứ xử lý.

Theo cơ quan này, các thiết bị trên hiện được bán qua hình thức trực tuyến với giá rất rẻ, chỉ vài chục nghìn đồng đến vài triệu một chiếc. Sản phẩm được mô tả là có thể dùng để đo chỉ số oxy trong máu tại nhà, thậm chí được quảng cáo là có thể phát hiện virus. Các loại máy này thường nhái với các thương hiệu uy tín như: Eveny, Omroni hoặc tên chung chung là Oximeter. Thiết kế máy nhỏ, dạng kẹp đầu ngón tay, dùng pin AAA, màn hình hiển thị hai thông số chính là SpO2, nhịp tim, cùng nút bấm để khởi động. Tuy nhiên, những thiết bị này có thiết kế lỏng lẻo, chất lượng nhựa kém, các mối nối không liền mạch, có thể dùng tay để gỡ phần máy.

“Theo phản ánh, hầu hết các thiết bị đo SpO2 với giá dưới 300.000 đồng đều nhận phản hồi tiêu cực về chất lượng và bị đánh giá rất thấp. Người sử dụng những mặt hàng kém chất lượng này rất nguy hiểm khi tin theo những chỉ số báo trên máy không chính xác…”- Cục TMĐT&KTS thông tin.

Cùng với việc yêu cầu các sàn TMĐT gỡ bỏ sản phẩm vi phạm, Cục TMĐT&KTS khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, người bán, đặc biệt không nên mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trôi nổi trên mạng. Nếu người dân phát hiện các gian hàng vi phạm thì có thể phản ánh về Cục TMĐT&KTS để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng không tự ý mua các thiết bị tạo oxy để sử dụng tại nhà, đặc biệt, những máy tạo oxy được rao bán trên mạng xã hội không được quản lý, không có giấy phép được lưu hành. Hơn nữa, việc mua, tích trữ máy thở, bình tạo oxy mà không sử dụng đến còn có thể tạo sự khan hiếm nguồn cung, khiến các cơ sở y tế, bệnh viện không thể mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch có những diễn biến khó lường.

Lưu Hiệp

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文