Mùa mật ong "đắng"

07:45 17/03/2022

Với mức thuế chống bán phá giá sơ bộ hơn 400% từ phía Mỹ, doanh nghiệp và người nuôi ong ở Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung gặp vô vàn khó khăn khi bước vào mùa khai thác mật mới.

Là một trong những địa phương có nghề nuôi ong mật thành công nhất cả nước nhưng những ngày qua, hàng vạn nông dân ở Đắk Lắk sinh sống bằng nghề nuôi ong mật đang gặp muôn vàn khó khăn bởi mật ong Việt Nam mới bị áp thuế chống bán phá giá tới hơn 400% tại thị trường Hoa Kỳ.

"Tháng 3 - mùa con ong đi lấy mật" bởi thời điểm này, hoa cà phê đang nở bạt ngàn trên khắp các vùng rẫy nương ở Đắk Lắk, các vùng cao su lớn, rộng hàng chục nghìn hécta ở khắp Tây Nguyên cũng bắt đầu ra lộc non, báo hiệu một mùa bội thu nữa lại đến với nghề nuôi ong. Trang trại ong 550 đàn của ông Viên Đình Sơn (trú tại tổ dân phố 4, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, là một trong những cơ sở nuôi ong lớn nhất tại địa phương này) đang bước vào vụ bội thu nhưng ông Sơn chẳng mấy vui vẻ.

Ông Sơn cho biết, năm nay mặc dù thời tiết rất thuận lợi, lượng mật đạt cao nhưng giá cả quá thấp. "Những năm trước, giá mật bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tuy nhiên thời điểm hiện tại chỉ còn 20.000 đồng/kg. Sống chết với nghề nuôi ong 23 năm nay nhưng chưa bao giờ người nuôi ong chúng tôi gặp khó khăn đến thế này. Trước đây giá mật khi cao khi thấp nhưng khai thác chừng nào bán hết chừng đó. Vậy mà năm nay, giá đã thấp, bán cũng không được", ông Sơn rầu rĩ nói.

Mật ong Đắk Lắk bội thu nhưng người nông dân vẫn kém vui do bị áp thuế chống bán phá giá tới hơn 400% tại thị trường Hoa Kỳ.

Ông Sơn cho biết hiện gia đình ông vẫn còn hơn 20 tấn mật cao su được khai thác từ trước Tết Nguyên đán không bán được.Điều khiến ông Sơn và những chủ ong khác lo lắng hơn là tình trạng mật ong giá rẻ, khó tiêu thụ chưa biết tiếp diễn đến khi nào. Bởi vậy, đã bước vào vụ mật nhãn, vải ở miền Bắc và chuẩn bị đến mùa mật keo miền Trung nhưng nhiều người nuôi ong không háo hức như thường lệ mà đang cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để "đánh" mật một cách hợp lý nhất.

Không chỉ giá giảm mạnh, thị trường khó tiêu thụ mà hiện nay, người nuôi ong còn phải đối diện với muôn vàn khó khăn chồng chất khi giá cả vật tư, nguyên liệu nuôi ong tăng vọt.

Anh Nguyễn Đình Tiến (trú tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, gia đình anh nuôi 500 đàn ong, bình quân mỗi năm thu được 40 - 50 tấn mật. Theo hoạch toán, để có lời thì giá mật phải đạt 25.000 đồng/kg.Tuy nhiên, đợt mật vừa qua, anh chỉ bán được 20.000 đồng/kg. "Giá đường, giá bột tăng 1,5 - 2 lần, giá xăng dầu cũng tăng cao khiến chi phí đầu tư đội lên nhiều, nhiều người nuôi ong bị lỗ, đỡ hơn thì hòa vốn. Khoảng hai năm nay, nhiều người nuôi ong không trụ nổi với nghề, phải bỏ đàn hoặc giảm số lượng nuôi. Gia đình tôi nuôi ong đã hơn 20 năm nay, giờ "bỏ thì thương mà vương thì tội", anh Tiến chua chát nói.

Theo ông Lê Thanh Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ong mật Đắk Lắk, Chủ tịch Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 35.000 nông dân đang làm nghề nuôi ong, trong đó, riêng tỉnh Đắk Lắk chiếm khoảng 50%. Hầu hết chủ ong đang gặp rất nhiều khó khăn vì đang là thời điểm bước vào vụ mật mới mà không ai mua, nếu mua thì cũng rất ít.

Cũng theo ông Vân, cả nước hiện có 32 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong. Khoảng 95% sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam là vào thị trường Hoa Kỳ. Doanh thu của các doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu, trong đó Mỹ là thị trường chính nên các doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nặng nề khi mất thị trường này. Ngành ong mật Đắk Lắk sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, bởi địa phương đang chiếm trên 50% sản lượng mật ong của cả nước.

"Khi áp thuế trên 400%, không chỉ người nuôi ong mà cả doanh nghiệp cũng điêu đứng. Đơn cử như Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk, thời điểm này mọi năm đã mua hơn 2.000 tấn, nhưng hiện tại chỉ dám mua vào hơn 100 tấn, phục vụ cho khách nội địa và một số khác hàng châu Á nhỏ lẻ. Tình hình này mà kéo dài đến tháng 4/2022 thì sẽ có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa…", ông Vân lo lắng.

Việt Nam hiện có 24 doanh nghiệp tham gia điều tra tự nguyện, 2 doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc gồm Công ty CP Ong mật Đắk Lắk và Công ty CP Ong mật Buôn Ma Thuột, là những đơn vị đứng trong tốp đầu về xuất khẩu mật ong. "Sau khi có thông tin áp thuế quá lớn như vậy thì các địa phương, bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức họp với các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong để tìm các giải pháp.

Một mặt, các bộ, ngành tiếp tục đàm phán thông qua con đường ngoại giao với phía Mỹ. Mặt khác cũng khuyến cáo các doanh nghiệp mở rộng thị trường và tìm các thị trường mới như EU, châu Á và thị trường nội địa… Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới là quá gấp, trước mắt chưa thể thực hiện được ngay.

Trong ngắn hạn vài năm tới, nếu mất thị trường Mỹ, ngành mật ong sẽ cực kỳ khó khăn. Người dân nuôi ong cũng được khuyến cáo nên chuyển đổi dần sang các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác", ông Vân thông tin thêm.

Vào tháng 4/2021, Hội các nhà nuôi ong Mỹ nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Việt Nam và một số nước khác. Đến cuối tháng 11/2021, DOC công bố mức thuế sơ bộ chung dành cho tất cả doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam là 412,49%.

Văn Thành

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文