Nâng tầm hàng Việt trên kênh thương mại điện tử

09:13 11/12/2022

Để tăng tốc bán hàng vào mùa mua sắm cuối năm, các doanh nghiệp (DN) Việt đã chọn kênh bán hàng trực tuyến để kéo hàng chục triệu người tiêu dùng (NTD) đến với “chợ online”. Đặc biệt, trong thời điểm nhiều DN không có đơn hàng XK thì việc tận dụng kênh thương mại điện tử (TMĐT) sẽ giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời, cũng  giúp DN gián tiếp khai thác thị trường mới thông qua kênh TMĐT...

Đầu tháng 12/2022, Bộ Công Thương đã kích hoạt ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2022 thu hút sự tham gia của hơn 70.000 sản phẩm chính hãng với hơn 500 chương trình khuyến mãi của 370 nhà bán hàng là các DN sản xuất, DN phân phối, sàn TMĐT. Đặc biệt, khác với mọi năm, trong  chương trình Online Friday năm 2022, các nhãn hàng, các DN đã lựa chọn phương thức bán hàng bằng cách livestream (phát sóng trực tiếp) trên nền tảng số TikTok để tiếp cận với 60 triệu khách hàng.

Thực phẩm, đồ uống của doanh nghiệp Việt là ngành hàng đang bán rất chạy trên trang thương mại điện tử Alibaba.com.

Triển khai từ giữa tháng 11 cho đến ngày 22/12/2022 trên phạm vi toàn quốc, chương trình “Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2022 – Vietnam Grand Sale 2022” cũng hướng đến mục đích tăng cường xúc tiến thương mại, kích cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, chương trình cũng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (NTD) trong nước về hàng hoá và dịch vụ của DN Việt. Chương trình đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều DN sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực tham gia.

Thực tế cho thấy, kinh doanh trên các nền tảng TMĐT đã trở thành một loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển chung trên toàn cầu. “Đây là kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều NTD lựa chọn, đặc biệt phát triển mạnh mẽ kể từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát.

Không chỉ bán hàng trong nước, trong thời gian qua có khá nhiều DN Việt thành công khi XK gián tiếp ra thị trường nước ngoài thông qua các sàn TMĐT quốc tế. Riêng sàn TMĐT Amazon, Việt Nam đang là top 10 nước có doanh số bán lẻ tăng trưởng trong năm 20202. Hàng hóa “made in Vietnam” xuyên biên giới cùng Amazon phát triển khá tốt với 10 triệu sản phẩm Việt bán tại các cửa hàng trực tuyến trên Amazon.

Các mặt hàng của DN Việt bán rất chạy trên sàn TMĐT này là đồ gia dụng, dệt may, sản phẩm sức khỏe, tiện ích gia đình... Với sàn TMĐT Shopee International, đến tháng 8/2022, có hơn 9 triệu sản phẩm đủ điều kiện XK mang “made in Vietnam” bán trên sàn TMĐT này và Việt Nam trở thành thị trường XK lớn thứ hai trên nền tảng Shopee quốc tế. Tương tự, tại trang TMĐT Alibaba.com, một số ngành hàng của Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng, trong đó nổi bật nhất là ngành thực phẩm và đồ uống.

Ông Lê Tùng – Giám đốc chiến lược, Giám đốc Marketing Tập đoàn Sunhouse cho biết: “Nếu DN tự đơn phương tìm hiểu về một thị trường thì thời gian sẽ đến vài năm, nhưng nếu “bắt tay” với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới thì con đường ra quốc tế sẽ được rút ngắn đáng kể. Theo ông Lê Tùng, chọn cách hợp tác với sàn TMĐT Amazon, tập đoàn này đã tiếp cận với khách hàng quốc tế trực tiếp, không cần trung gian XK hay trung gian bán lẻ. Riêng thị trường Bắc Mỹ, doanh số của đơn vị tăng trưởng trung bình 160 – 200%/tháng. Với tiềm năng hiện có, tập đoàn tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng danh mục sản phẩm trên sàn TMĐT.

Theo các chuyên gia, việc tận dụng được các nền tảng TMĐT đã mở ra cơ hội cho các DN vừa và nhỏ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng, đặc biệt TMĐT xuyên biên giới sẽ giúp DN tiếp cận và khai thác được nhiều thị trường mới, nhất là các thị trường “khó tính” tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách XK truyền thống.

Theo sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2022 do Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố, dự báo đến năm 2025 Việt Nam sẽ đạt mức 39 tỷ USD, đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng TMĐT trong khu vực Đông Nam Á. Dự báo quy mô thị trường B2C (DN tới NTD) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD.

T.Hà - T.Giang

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

Đảm nhận vị trí "ghế nóng" tại xã miền núi còn nhiều khó khăn vốn là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương, song với sự nhiệt huyết, tận tâm trong công việc và hết lòng vì nhân dân, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992) - Trưởng Công an xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An đã góp phần quan trọng "chuyển hóa" vùng "đất dữ" nơi đây, như lời bà con đã nói "Chú Hùng có mặt ở đâu là người dân yên tâm ở đấy".

Đầu tháng 12/2024, sau nhiều ngày theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn TP Đồng Xoài, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã lần được manh mối đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức rất kín kẽ. Tất cả các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua môi trường mạng.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文