Nền kinh tế vẫn còn nhiều nội lực để bứt phá

09:23 05/12/2021

Tại đối thoại chuyên đề “Đổi mới mô hình tăng trưởng: Thoát bẫy thu nhập và bứt phá” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economics Times tổ chức chiều 4/12, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Đặng Đức Anh nhìn nhận, nền kinh tế còn nhiều nội lực để bứt phá sau đại dịch, chuyển đổi số là bắt buộc.

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Theo nhiều chuyên gia, thực tiễn sau đại dịch đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới mô hình kinh tế Việt Nam để đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế. Đây cũng là nhiệm vụ trọng yếu đã được Đảng, Chính phủ xác định cần tập trung trong năm 2022 và giai đoạn 2022-2025.

Ông Đặng Đức Anh cho rằng, một trong những xu hướng quan trọng sau đại dịch COVID-19 là quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đây cũng là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới... Có thể nói sau đại dịch COVID-19, có sự thay đổi lớn trong cơ cấu và cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu. Nếu như trước đây, động lực tăng trưởng kinh tế là sử dụng nguồn vốn và lao động, thì giờ đây, động lực đó đến từ khoa học công nghệ, công nghệ số.

Các chuyên gia đề xuất cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm thủ tục hành chính.

“Văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, mô hình tăng trưởng chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên cơ sở tăng năng suất, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để làm sao nâng cao sức cạnh trên trên trường quốc tế”, ông Đặng Đức Anh cho hay.

Tuy nhiên, việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, để tăng trưởng kinh tế với mô hình mới, cần đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn lực. Do vậy, trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, vấn đề đổi mới thể chế và cơ chế quản lý để tháo gỡ điểm nghẽn cần được xem là một trọng tâm hàng đầu để hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh các chính sách tài khóa và tiền tệ. Nếu sử dụng các chính sách tài tệ và tiền tệ trong ngắn hạn mà vấp phải điểm nghẽn trong cơ chế quản lý thì có thể gây bất ổn trong dài hạn. Đồng thời, mô hình tăng trưởng kinh tế mới cần phải dựa trên khoa học và sáng tạo.

“Đại dịch vừa có tác động tiêu cực lại vừa có tác động tích cực trong việc làm thay đổi tư duy và thúc đẩy quá trình cải cách mạnh mẽ hơn. COVID-19 đã tạo ra sức ép cho chúng ta trong việc thay đổi tư duy chuyển đổi số. Việc này bắt nguồn từ sự đổi mới tư duy của bộ máy hành chính”, Phó Viện trưởng CIEM nhận định.

Đánh giá về thực trạng nền kinh tế Việt Nam, ông Đặng Đức Anh cho rằng, nội lực quan trọng hàng đầu là khu vực kinh tế tư nhân năng động và thích ứng nhanh với biến động. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có khả năng nắm bắt các xu hướng mới. Do đó, với định hướng tập trung vào công nghệ và đổi mới, đây là một nhân tố then chốt trong tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế thời gian tới.

Để nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và việc này bắt nguồn từ con người. Do đó, thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh triển khai là đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng suất lao động – yếu tố then chốt để thu hút nhà đầu nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia kinh tế phát triển cho rằng, xây dựng mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam cần huy động tổng hợp nguồn lực đất, lao động, vốn, khoa học và công nghệ, cùng những nguồn lực mới như số hóa, con người để tạo ra tăng trưởng. “Chúng ta phải quyết tâm đổi mới thể chế kinh tế, từ nhà nước pháp quyền đến bố trí lại quan hệ sản xuất, hình thành hệ sinh thái của các thành phần kinh tế Việt Nam”, TS. Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.

Phan Đức

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Tới đây, mô hình tổ chức có sự thay đổi, nhưng theo bà Nguyễn Minh Phương, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) vẫn sẽ giữ vững vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Trong thời đại 4.0, việc lưu giữ những khoảnh khắc riêng tư của các cặp tình nhân bằng hình ảnh hay video không còn xa lạ. Tuy nhiên, việc quay clip nhạy cảm, ban đầu xuất phát từ sự tin tưởng và tình cảm, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là khi mối quan hệ kết thúc trong căng thẳng hoặc thù hận. Ngày càng nhiều vụ việc sử dụng clip nhạy cảm để tống tình, tống tiền đã xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân lẫn xã hội.

Ít nhất 13 binh sĩ Cuba đã mất tích sau vụ nổ xảy ra tại một kho vũ khí và đạn ở tỉnh Holguin, miền Đông nước này, lực lượng vũ trang Cuba thông tin cho biết vào cuối ngày 7/1 (giờ địa phương).

Gần đây, các trò chơi mang tính may rủi như "xé túi mù" (ám chỉ hình thức mở hộp ngẫu nhiên mua trên mạng) đang trở thành xu hướng nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, và YouTube.

Ngày 7/1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài khoảng 47 giây, ghi lại hình ảnh một người đàn ông chạy xe máy chặn trước đầu xe tải đang lưu thông, tay cầm cục gạch, có thái độ hung hăng, chửi bới người xung quanh, thách thức tài xế đánh nhau. Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn "đường này của tao, mày xuống đây...", rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文