Người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD/năm

08:03 26/08/2022

Đây là con số được đưa ra tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” được tổ chức ngày 25/8.

Nguồn lực này đã không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn có tích lũy, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, góp phần xây dựng quê hương đất nước, đặc biệt là góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

Lao động đi làm việc ở nước ngoài góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh minh họa.

Hơn 1 triệu lượt người ra nước ngoài làm việc

Theo con số tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị, năm 2013 mới chỉ có 9 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, đến nay đã mở rộng lên 25 thị trường tiếp nhận. Thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển thời gian tới, đặc biệt là hướng tới các thị trường có thu nhập cao. Số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn này là hơn 1 triệu lượt người, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị. Con số này cho thấy đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã tạo việc làm cho khoảng từ 7 – 10% lực lượng lao động tăng thêm hằng năm.

Cùng với đó, quy mô tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022 đã có 451 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cao hơn 2 lần so với thời điểm ban hành Chỉ thị. Một vấn đề quan trọng nữa được nhấn mạnh là người lao động làm việc ở nước ngoài đạt bình quân thu nhập 200 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với làm việc trong nước cùng ngành nghề. Bình quân người lao động và chuyên gia mỗi năm gửi về nước khoảng 10 tỷ USD, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị.

Là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo con số của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nghệ An, đến thời điểm này, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có trên 65.000 người đang làm việc tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giai đoạn 2013 - 2022, Nghệ An đã đưa đi làm việc ở nước ngoài được 119.427 người lao động, 138 người chuyên gia. Nhiều địa phương trong tỉnh đã thay da đổi thịt nhờ nguồn lực từ xuất khẩu lao động.

Cũng nằm trong số những địa phương có số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đứng đầu cả nước, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có trên 7.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Trí Lạc, số ngoại tệ gửi về đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hỗ trợ đầu tư cho các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Hạn chế những thị trường nhiều rủi ro

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, kết quả đạt được rất lớn nhưng 10 năm qua công tác đưa lao động, chuyên gia ra nước ngoài làm việc vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Theo đó, hiện nay, công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động chưa chặt chẽ, chưa có sự gắn kết giữa hệ thống các cơ sở đào tạo nghề với tạo nguồn đi làm việc ở nước ngoài nên chất lượng lao động chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp.

Công tác truyền thông về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa rộng rãi, kịp thời. Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn chậm. Công tác bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có lúc, có nơi còn chưa tốt. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các sai phạm về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Do đó, nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới cần phải tiếp tục được hoàn thiện như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động này; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài gắn với quản lý lao động trong nước; đổi mới đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và văn hóa cho người lao động…

Một trong những vấn đề “nóng” nữa liên quan đến việc lao động ra nước ngoài làm việc hiện nay là tình trạng lao động vi phạm pháp luật hoặc bỏ trốn, ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ lao động của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, tồn tại này là do một số địa bàn đưa người đi lao động rất đông nhưng còn thiếu sự quản lý chặt chẽ nên để xảy ra việc vi phạm pháp luật hoặc bỏ trốn. Thế nên các địa phương cần quan tâm chăm lo “đầu vào, đầu ra”, quan tâm việc đào tạo nghề, ngoại ngữ và kỹ năng cho người lao động.

Lao động Việt Nam tại Đài Loan được tăng lương cơ bản

Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa thông tin về các quy định mới liên quan đến doanh nghiệp dịch vụ và người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. Theo đó, Đài Loan đã thông báo về việc tăng lương cơ bản cho lao động làm việc tại gia đình (giúp việc gia đình) và điều chỉnh một số nội dung của phương án nhập cảnh Đài Loan dành cho lao động nước ngoài. Cụ thể, từ ngày 10/8/2022, tăng mức lương cơ bản của người lao động làm việc tại gia đình (khán hộ công và giúp việc gia đình) từ 17.000 Đài tệ lên 20.000 Đài tệ/tháng. Mức lương này được áp dụng đối với các trường hợp người lao động được tuyển dụng mới hoặc chuyển chủ. Đối với lao động gia đình đã làm việc đủ 3 năm và đủ 6 năm cho cùng một chủ sử dụng thì đề nghị chủ sử dụng xem xét chi trả mức lương cơ bản tương ứng 21.000 và 22.000 Đài tệ/tháng khi hai bên ký gia hạn hợp đồng.

P.H

Phan Hoạt

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

Với 2 pha lập công chỉ trong chưa đầy 3 phút, Real có màn ngược dòng ấn tượng trước Bayern trong trận đấu bán kết lượt về Champions league 2023/2024 diễn ra sáng 9/5.

Trữ lượng đất làm vật liệu san lấp công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khá lớn. Tỉnh này đã quy hoạch hàng chục mỏ đất để khai thác đất đắp, san lấp công trình nhưng do vướng thủ tục cấp phép nên không thể khai thác. Thiếu đất đắp, hàng loạt công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh này đang chậm trễ tiến độ.

Bộ Công Thương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, giá các mặt hàng xăng dầu đã qua 17 kỳ điều chỉnh giá, trong đó mặt hàng xăng có 10 lần tăng và 7 lần giảm giá, mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa có 9 lần tăng và 8 lần giảm giá, mặt hàng dầu mazut có 12 lần tăng và 5 lần giảm giá.

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Tình hình nhân đạo tại dải Gaza hiện nay được giới chức châu Âu đánh giá là "vô cùng tồi tệ và nguy cấp" khi cửa khẩu chính Rafah - nơi tiếp nhận hàng hoá viện trợ đã tê liệt, sau khi bị lực lượng phòng vệ Israel chiếm quyền kiểm soát. Trước những diễn biến khó lường, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và cộng đồng quốc tế đang hy vọng vào những nỗ lực ngoại giao con thoi của các bên có ảnh hưởng, nhằm can thiệp, gây sức ép làm giảm căng thẳng tại khu vực này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文