Người trồng hoa Tây Tựu phấp phỏng chờ… thời tiết

07:30 13/01/2024

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người dân trồng hoa ở phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang phấp phỏng chờ… thời tiết để hy vọng có một vụ hoa “được mùa, được giá”. Tuy nhiên, so với thời điểm năm ngoái, giá hoa hiện tại đang thấp hơn, trong khi giá thuốc sâu, phân bón và nhân công tăng.

Chỉ mong thu hồi vốn

Trong cơn mưa rét của những ngày đầu tháng Chạp, PV Báo CAND đã có mặt tại vườn hoa Tây Tựu – vựa hoa lớn nhất của Thủ đô. Trên cánh đồng hoa, một tốp người dân đang tấp nập thu hoạch hoa cúc, hoa hồng…; một tốp người dân thì đang cắt tỉa, chăm bón để đón vụ hoa dịp Tết.

Ông Đặng Trần Nhương (Tổ dân phố Trung 6, phường Tây Tựu) đang cùng vợ và con gái thu hoạch 3 sào hoa cúc. Ông Nhương cho biết, nếu hoa loại 1 thì đổ buôn được từ 2-3 nghìn/bông còn hoa loại 2 thì bán được 1 nghìn/bông. “Năm ngoái, thời điểm này mỗi bông hoa cúc bán từ 3 nghìn 500 đồng đến 4 nghìn. Như vậy, năm nay hoa bán rẻ hơn năm ngoái, trong khi giá thuốc sâu, phân bón tăng cao hơn. Gia đình tôi đầu tư mỗi sào hơn chục triệu đồng mà với tình hình này chỉ mong… thu hồi vốn”, ông Nhương lắc đầu chia sẻ.

Ông Đặng Trần Nhương thu hoạch vườn hoa cúc của gia đình.

Ở ruộng kế bên, bà Nguyễn Thị Thành (Tổ dân phố Trung 7, phường Tây Tựu) cũng chung nỗi lo. Năm nay, nhà bà Thành trồng 4 sào hoa hồng, 4 sào hoa cúc. Thời điểm này, gia đình bà đang thu hoạch hoa hồng với giá 1 nghìn/bông. “Năm nay thời tiết nắng nóng nhiều nên hoa bị nở “ép”, bông không đẹp. Chỉ vào ngày rằm, ngày mùng 1 còn bán được hoa, chứ ngày thường rất ít người mua”, bà Thành nói.

Chung tâm trạng đó, ông Nguyễn Hữu Hùng (Tổ dân phố Trung 4, phường Tây Tựu) đang lo lắng cho gần mẫu hoa cúc của mình. “Tính tổng tất cả các chi phí (chưa tính công nhà làm được) thì phải bán giá 2 nghìn/bông mới thu hồi được vốn. Từ đầu năm âm lịch đến nay, người trồng hoa cúc Tây Tựu chưa có lãi, thậm chí nhiều nhà còn lỗ vốn. Những bông hoa loại 1 được nhà buôn đến lấy, còn những bông hoa loại 2 phải mang ra chợ bán lẻ”, ông Hùng chia sẻ.

90% phụ thuộc vào thời tiết

Theo tìm hiểu của PV Báo CAND, diện tích trồng hoa của Tây Tựu ngày càng thu hẹp, hiện còn gần 300 héc-ta. Để có đất trồng hoa, người dân Tây Tựu đã đi thuê đất ở các huyện Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh… với tổng diện tích hơn 400 héc-ta. Là người có gần 30 năm gắn bó với nghề trồng hoa, năm nay ông Chu Hữu Lượng (tổ dân phố Trung 7, phường Tây Tựu) đã trồng các loại hoa ly, cúc, loa kèn trên 1 mẫu đất thuê ở xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) còn trên 2 sào đất ở phường Tây Tựu, ông đã đầu tư trồng hoa ly đón Tết.

Theo ông Lượng, dịp Tết năm ngoái, hoa ly bán giá từ 35-40.000đ/cây, trừ các chi phí, mỗi sào gia đình ông lãi được từ 30-40 triệu đồng. Năm nay giá cả “đầu vào” đều tăng cao, như: Mỗi củ giống là 18 nghìn đồng (năm ngoái là 15 nghìn/củ), thuê nhân công trồng là 1 nghìn 300 đồng/củ (năm ngoái thuê nhân công trồng 1 nghìn 200 đồng/củ)… So sánh giữa trồng hoa ly với hoa cúc, ông Lượng nhẩm tính, mỗi sào hoa ly đầu tư gần 100 triệu đồng, cao gần gấp 10 lần tiền đầu tư trồng hoa cúc nhưng trồng hoa ly nhàn hơn, không phải chăm bón nhiều, trong khi thời gian thu hoạch ngắn hơn (khoảng 75 ngày, còn hoa cúc phải 4-5 tháng).

Năm nay, ông Nguyễn Phan Triển (tổ dân phố Trung 6, phường Tây Tựu) trồng hoa cúc trên 1 mẫu đất thuê ở xã Yên Sở (huyện Hoài Đức). Ông cho biết, trên 1 mẫu đất này, gia đình trồng xen canh gối vụ để có thời gian chăm bón, thu hoạch. “Năm ngoái, vào dịp Tết, hoa cúc có giá từ 6-7 nghìn/bông còn năm nay thì chưa thể đoán trước được thị trường. Trồng hoa thì đến 90% phụ thuộc vào thời tiết. Nếu từ giờ đến Tết, thời tiết rét thì hoa sẽ nở đều, đẹp. Còn thời tiết nắng nóng, nồm ẩm thì hoa sẽ nở nhỏ, bông không đẹp, thậm chí hoa sẽ nở trước Tết thì giá bán không thể cao được. Hơn nữa, giá bán hoa còn phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay, người dân sẽ không mặn mà với việc chơi hoa Tết”, ông Triển bộc bạch.

Trao đổi với PV Báo CAND, ông Đinh Duy Hòa, Giám đốc Hợp tác xã Tây Tựu 1 (phường Tây Tựu) cho biết, thời tiết năm nay thay đổi thất thường nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoa và thời điểm thu hoạch. Để hạn chế sự tác động của thời tiết, nhiều người dân Tây Tựu đã đầu tư nhà lưới hoặc thắp đèn vào buổi tối. Thời điểm này, người dân Tây Tựu đang chăm chút cho cây hoa một cách cẩn thận, kỳ công, từ việc tưới nước, chăm sóc, bảo đảm hoa phát triển đúng độ, nở đều và đẹp đúng ngày Tết.

“So với mọi năm thì hoa thời điểm này rẻ hơn nhưng thị trường thì chưa biết trước được điều gì. Người dân Tây Tựu đang đặt nhiều kỳ vọng vào vụ hoa đón Tết Nguyên đán để “kéo” lại kinh tế cho cả năm”, ông Hòa mong mỏi.

Ngô Khiêm

Quân đội Nga ngày 21/5 (giờ địa phương) đã bắt đầu các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật, hoạt động vốn được Moscow công bố hồi đầu tháng này, như một lời cảnh báo rõ ràng tới các quan chức cấp cao phương Tây.

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文