Nhiều chính sách ưu đãi để giữ chân và thu hút người lao động

08:48 02/04/2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lao động, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Thừa Thiên-Huế đã tăng lương, tăng chế độ phúc lợi, triển khai nhiều chính sách… nhằm giữ chân người lao động.

Thống kê sơ bộ tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có khoảng 50 DN dệt may (có một số DN nước ngoài), với khoảng 75.000 lao động. Trong đó, từ giữa năm 2021 đến nay, có hơn 6.000 lao động trở về từ vùng dịch được nhận vào làm việc. Các DN dệt may chủ yếu sản xuất hàng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Lãnh đạo một số DN cho biết, hiện đã ký kết các đơn hàng may mặc, sợi, nhuộm với nhiều đối tác ở thị trường như: Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha… đến năm 2023. Một số nhà máy dệt may đang được các nhà đầu tư xúc tiến, mở rộng tại các KCN Tứ Hạ (thị xã Hương Trà), Quảng Vinh (huyện Quảng Điền). Dự kiến, thời gian tới, Thừa Thiên-Huế cần thêm hơn 11.000 công nhân trong lĩnh vực dệt may.

Nhiều công nhân trở về từ vùng dịch đang làm việc tại nhà máy may của Công ty CP Dệt May Huế tại khu công nghiệp Phú Đa.

Điều đáng lo, trong bối cảnh dịch bệnh, nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các công ty, xí nghiệp. Trước tình hình này, nhiều DN đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm giữ chân và thu hút người lao động.

Ông Hồ Nam Phong, Trưởng phòng nhân sự Công ty CP Dệt May Huế cho biết, từ giữa năm 2021 đến cuối tháng 3/2022, công ty đã tuyển dụng thêm gần 1.100 lao động vào làm việc, nâng tổng số lao động của đơn vị lên 5.000 người. Đối với số lao động mới tuyển dụng, ưu tiên lao động trở về từ vùng dịch.

Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động từ vùng dịch về nông thôn của huyện Phú Vang (Thừa Thiên-Huế), công ty đã mở rộng quy mô, đầu tư thêm các dây chuyền, thiết bị tại chi nhánh của công ty là nhà máy may 4 đóng tại KCN Phú Đa (huyện Phú Vang). Hiện, nhà máy này có 1.000 lao động, công nhân đang làm việc.

Qua trao đổi, công nhân Trần Thị Hoài (trú tại huyện Phú Vang) cho hay, giữa năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 đỉnh điểm, vợ chồng chị quyết định đưa 2 con nhỏ về quê nhà sinh sống. Ở tỉnh Bình Dương, vợ chồng chị làm nghề may áo gió, thu nhập 27 triệu đồng/tháng. Số tiền nhận xem ra thì nhiều nhưng phải chi trả tiền nhà, trang trải cho sinh hoạt gia đình, con cái đi học nên chỉ vừa đủ.

Sau khi trở về quê nhà, vợ chồng chị nộp đơn và được nhận vào làm việc lâu dài tại nhà máy may 4 của Công ty CP Dệt May Huế đóng ở KCN Phú Đa. Do nhà chị ở gần nhà máy nên không tốn tiền thuê nhà, con cái đi học cũng gần nên rất thuận tiện. Thời gian qua, có tháng tăng ca, 2 vợ chồng chị nhận được gần 25 triệu đồng tiền lương. Số tiền này, chị chi tiêu một nửa, nửa còn lại dành dụm…

Cũng như chị Hoài, hàng ngàn lao động trong ngành dệt may khác khi trở về quê tránh dịch đã ở lại quê hương để làm việc lâu dài tại các nhà máy, xí nghiệp dệt may. Tìm hiểu từ nhiều lao động, được biết, ngoài tiền lương, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ, tiền thưởng hợp lý cho người lao động; có công ty thưởng Tết 3 tháng lương, các ngày lễ trong năm đều được thưởng từ 1-2 triệu đồng… Ngoài ra, các trường hợp đau ốm, nhiễm COVID-19 đều được Công đoàn cơ sở kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ.

Đặc biệt, giải pháp khiến nhiều công nhân tâm đắc, là chương trình "đi chợ thay". Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp; hàng ngày, một số công ty dệt may (có quy mô hàng ngàn công nhân/công ty) đã tổ chức ban đời sống đi chợ thay công nhân. Có nghĩa là, hàng ngày, công nhân nào có nhu cầu mua hàng hóa, thực phẩm… thì đăng ký tại ban đời sống để được mua giúp với giá cả rẻ hơn nhiều so với thị trường và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo lãnh đạo nhiều DN tại Thừa Thiên-Huế, trước nguy cơ thiếu hụt lao động, vừa qua, nhiều doanh nghiệp ở Huế đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm giữ chân, thu hút người lao động. Như Công ty CP Dệt May Huế, ngoài các khoản bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định, công ty còn mua thêm bảo hiểm tai nạn và con người kết hợp cho 5.000 người lao động, công nhân.

Hay Công ty may mặc Scavi tại KCN Phong Điền (huyện Phong Điền) xây dựng nhà ở, hỗ trợ cho công nhân ngoại tỉnh khi đến làm việc. Ngoài ra, hàng ngày, các công ty đều tổ chức xe ca đưa, đón người lao động, công nhân đi làm, hỗ trợ tiền ăn sáng. Một số DN đã quyết định tăng 10% lương cho toàn thể người lao động, công nhân. Đối với công nhân mắc F0 trong thời gian nghỉ điều trị được hưởng 100% lương, được hỗ trợ tiền, thuốc men…

Theo ông Lê Thái Thanh Tài, Phó Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công đoàn đơn vị và các DN thường vận động thương lượng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định sản xuất; rà soát hồ sơ hỗ trợ người lao động mắc COVID-19 làm các thủ tục theo chính sách, quy định mới nhất để họ được hưởng các chế độ hỗ trợ hiện hành, kịp thời động viên người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất…

Hải Lan

Ông Lương T.S là người tham gia bộ hành cùng đoàn người bám theo ông Minh Tuệ trong những ngày qua. Khi di chuyển qua địa phận tỉnh Quảng Trị thì ông S. ngất xỉu, được người dân đưa vào Bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó bệnh nhân đã tử vong.

Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ sự thương xót đối với cháu bé 5 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe ô tô đưa, đón học sinh của Trường Mầm non Hồng Nhung 2 ở Thái Bình, lên án sự tắc trách của người có trách nhiệm, đồng thời bày tỏ hy vọng khi Luật Trật tự An toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực sẽ ngăn chặn, phòng ngừa các vụ tương tự có thể xảy ra.

Ngày 30/5, chị Trần Thị Diệu Thúy (ngụ ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) cho biết sau nhiều ngày tìm kiếm ở một số nơi, chị cùng N.T.T. (quê Nghệ An, làm công nhân vệ sinh) vẫn chưa có thông tin gì về cháu N.T.H.L. (SN 2013, con chị T.).

Theo nguồn tin của Báo CAND, liên quan vụ trẻ mầm non tử vong vì bị bỏ quên trong ô tô, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phương Quỳnh Anh (SN 1986, trú tại xã Vũ Phúc, TP Thái Bình) - là cô giáo đưa đón học sinh từ nhà đến trường.

UBND TP Đà Nẵng vừa công bố, giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn thành phố có 38 dự án ưu tiên đầu tư trong công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với tổng mức đầu tư trên 7.260 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó, vốn đầu tư cho công nghiệp là 5.700 tỷ đồng và vốn đầu tư cho dịch vụ là 1.560 tỷ đồng.

Ngày 30/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đình Thắng (SN 1989, trú tại xã Thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tù chung thân về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là anh Nguyễn Văn Th (SN 1990, ở huyện Thường Tín).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文