Nhiều làng hoa Tết xứ Huế trắng tay sau lũ

08:41 23/10/2022

Đợt mưa lũ xảy ra vào giữa tháng 10/2022 đã gây ngập úng hàng trăm hécta hoa màu của nông dân ở các vùng thấp trũng tỉnh Thừa Thiên-Huế. Trong đó, các vùng trồng hoa Tết nổi tiếng của xứ Huế như Phú Mậu, Thủy Vân… chịu thiệt hại nặng khi phần lớn hoa trồng để bán vụ Tết bị nước lũ làm hư hại.

Trái với không khí tất bật, hồ hởi chăm bón vụ hoa Tết như mọi năm thì năm nay, nhiều vườn hoa Tết của người dân ở các thôn thuộc xã Phú Mậu, TP Huế lại tiêu điều, xơ xác sau khi bị nước lũ sông Hương dâng cao, gây ngập úng nhiều ngày. Sau khi xảy ra trận lũ lớn, trong những ngày qua, nhiều nông dân ở thôn Thanh Vinh, xã Phú Mậu, lo xử lý số hoa bị chết.

Một vườn hoa Tết ở phường Thủy Vân (TP Huế) bị thiệt hại do lũ lụt.

Ông Nguyễn Tri là một trong số hộ có diện tích đất vườn trồng hoa Tết lớn ở thôn Thanh Vinh. Nhìn những luống hoa cúc vừa lên xanh tốt nay bị nước lũ ngâm khiến bạc lá, thối rễ, ông Vinh buồn bã nói: “Vụ hoa năm nay, gia đình tôi trồng hơn 11.000 cây hoa cúc các loại. Thế nhưng bao nhiêu công sức, vốn liếng đổ vào vườn hoa nay bị nước lũ cuốn hết cả rồi. Giờ số hoa chết tôi phải nhổ bỏ, sau đó phải cải tạo lại đất vườn xong mới tính tiếp đến việc trồng lại hoa Tết”. Nhiều hộ dân ở thôn Thanh Vinh và các thôn Mậu Tài, Thanh Tiên cũng chịu thiệt hại nặng do vườn hoa Tết bị nước lũ gây ngập úng.

Ông Nguyễn Văn Trai, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã làm thiệt hại 50ha rau màu, hoa Tết của người dân trong xã, ước tính thiệt hại khoảng 2,5 tỷ đồng. Nhiều hộ dân trồng hoa Tết bị nước lũ nhấn chìm nhiều đợt gây thiệt hại lớn, có nguy cơ trắng tay. Hiện xã đang động viên người dân khắc phục, nhổ bỏ số hoa chết để trồng lại vụ hoa mới.

Tương tự, tại phường Thủy Vân, TP Huế, nước lũ gây ngập úng, hư hại hàng nghìn chậu hoa cúc trồng vụ Tết. Ông Nguyễn Đình Phúc (ở tổ dân phố Dạ Lê, phường Thủy Vân) trồng 900 chậu hoa cúc được đầu tư với kinh phí 50 triệu đồng.

Trước khi lũ đến, ông Phúc dùng lưới che chắn và kê chậu hoa lên cao nhưng vì nước lũ dâng cao đã gây thiệt hại hơn 50% số hoa. Chung cảnh, từ đầu tháng 6 âm lịch, gia đình ông Lê Đình Hợi ở tổ dân phố Dạ Lê cũng bỏ công sức, vốn liếng để đầu tư trồng 2.000 chậu cúc bán vụ Tết. Thế nhưng, khi hoa đang tươi tốt bỗng gặp trận lũ quét qua khiến 90% số hoa của gia đình ông Hợi bị hư hại.

“Để trồng số hoa Tết trên, gia đình bỏ vốn 100 triệu đồng tiền giống, chưa kể tiền phân bón, thuốc diệt sâu bọ bảo vệ cây hoa. Thế nhưng, nước lũ lên nhanh làm chúng tôi không thể trở tay kịp. Những chậu cúc bị ngâm nước lũ 3 ngày đã vàng lá, thối rễ không thể cứu được nên xem như vụ hoa Tết năm nay mất trắng”, ông Hợi lắc đầu thở dài.

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND phường Thủy Vân, phường có 70 hộ dân trồng hoa cúc phục vụ thị trường Tết với khoảng 35.000 chậu. Dù đã kê đậy, đưa hoa lên giàn để tránh lũ nhưng mưa lũ đã khiến hơn 80% số hoa của người dân ở địa bàn phường bị ngập úng, hư hại. Hiện địa phương đang tiến hành thống kê, rà soát các hộ dân trồng hoa Tết bị thiệt hại để có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp cho các hộ trồng hoa và tiếp tục đề xuất lên cấp trên có giải pháp hỗ trợ cho người dân khắc phục thiệt hại bước đầu.

Theo thống kê, đợt mưa lũ vừa qua đã khiến hơn 82ha rau màu các loại của nông dân ở TP Huế bị thiệt hại. Riêng cúc trồng chậu vụ Tết có 40.300 chậu bị ngập hư hại trên 50%; thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Ngoài các làng trồng hoa Tết ở TP Huế, nhiều vườn hoa Tết của người dân ở các xã vùng thấp trũng thuộc các huyện, thị xã Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) cũng nguy cơ mất trắng vụ hoa Tết do mưa lũ gây ngập úng diện rộng, làm thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Sau khi lũ đi qua, chính quyền các địa phương đã vận động người dân thu gom, xử lý số hoa chết do ngập lụt và thực hiện các biện pháp để tái sản xuất trở lại bằng cách trồng các giống hoa ngắn ngày, phù hợp với điều kiện thời tiết nhằm đảm bảo tiến độ vụ hoa Tết năm nay.

Anh Khoa

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chu trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 - 10/9/2024.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文