Nhộm nhoạm thị trường nguyên liệu trà sữa

07:00 14/11/2022

Trà sữa hiện đang trở thành thức uống được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới trẻ. Nhan nhản từ ngõ nhỏ cho đến phố lớn, cổng trường học, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh của các quán trà sữa. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu pha chế thức uống mát ngọt này là vấn đề đáng bàn. Không ít vụ việc cơ quan chức năng phát hiện số lượng lên đến hàng tấn nguyên liệu pha chế trà sữa trôi nổi, không nguồn gốc xuất xứ.

Bột trà sữa, hương liệu bán nhan nhản

Dạo quanh các tuyến phố tại Hà Nội, không khó để thấy các cửa hàng trà sữa mọc lên khắp nơi. Bên cạnh những cửa hàng trà sữa có thương hiệu nổi tiếng còn có vô số các quán trà sữa nhỏ vây quanh các cổng trường học giá rẻ.

Hầu hết trà sữa trân châu tại các quán đều được làm từ những nguyên liệu, hương liệu đã được chế biến sẵn; khi khách gọi, chỉ cần pha trộn các nguyên liệu với nhau để có những cốc trà sữa đầy đủ hương vị theo yêu cầu. Thành phần thông thường của 1 ly trà sữa gồm bột sữa, trà, trân châu, hương liệu nhưng khách hàng khó có thể biết rõ được nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng hay bất kỳ những thông tin khác về nguyên liệu. 

Nhộm nhoạm thị trường nguyên liệu trà sữa -0
Bột trà sữa được “chiết” từ bao lớn không rõ nguồn gốc ra các túi nhỏ 2k bán ở chợ Đồng Xuân.

Có mặt tại chợ Đồng Xuân sáng 10/11, đập vào mắt chúng tôi là cảnh chủ quầy hàng đang “chiết” các túi bột trà sữa từ một bao tải to ra các túi nhỏ có khối lượng 2kg/túi. Vừa “chiết” hàng, chủ hàng vừa cho chúng tôi biết: “Bột trà sữa này chúng em nhập từ nước ngoài, bán với giá 70.000 đồng/túi, mỗi túi có thể pha được khoảng 20 cốc tùy vào vị đậm nhạt của người uống”.

Túi bột trà sữa có màu vàng trắng xộc lên một mùi nồng rất khó ngửi. Bao tải được chủ hàng “chiết” ra các túi chỉ in toàn chữ nước ngoài mà không hề có phụ đề tiếng Việt nào. “Chị cứ yên tâm lấy về pha trà sữa bán đi. Cửa hàng chúng em có 3 chi nhánh. Nhiều người lấy hàng của chúng em lắm”, chủ quầy nói thêm. Một người đàn ông đang lấy hàng về bán còn khuyên chúng tôi: “Mua về pha bán cho học sinh, sinh viên, lãi lắm”.

Tại chợ Đồng Xuân, nhiều quầy hàng kinh doanh bột làm trà sữa và hương liệu. Bên cạnh nguyên liệu bột, để pha chế được một cốc trà sữa còn cần thêm vị và trân châu. Khi chúng tôi hỏi chủ quầy về trân châu cho thêm vào trà sữa, chủ quầy vội vào bên trong cửa hàng mang ra cho chúng tôi 1 túi trân châu giòn.

“Đây là loại trân châu đang được giới trẻ ưa thích, chứ trân châu dẻo đợt này không đắt hàng nữa rồi”, chủ quầy giải thích. Cầm trên tay túi trân châu có màu nhờ nhờ, đục đục, bên ngoài dính bụi băm, bên trong chứa nước sủi bọt, chúng tôi quan sát thấy bên trên bao bì chỉ ghi sơ sài thông tin về nơi sản xuất.

Cùng với trân châu là vô số các loại hương liệu nào khoai môn, trà xanh, dâu tây, đậu đỏ, đậu biếc, ô long, bạc hà… được đóng thành chai nhựa màu sắc sặc sỡ, bắt mắt bày bán. Những chai hương liệu này được dập ngày sản xuất, hạn sử dụng nhập nhèm trên bao bì.

Phát hiện nhiều trà sữa không nguồn gốc, vi phạm chỉ tiêu chất bảo quản

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, họ đang rất lo ngại về mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở cổng trường học. Nhiều hàng quán cũng như những xe đẩy rong bán quà vặt ở cổng trường xuất hiện nhiều đồ ăn giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Quanh cổng trường THCS Nhật Tân (Tây Hồ), học sinh chỉ cần 5.000 đồng là đã mua được 1 cốc trà sữa. Hay ở ngoài cổng trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ) vào giờ tan học, học sinh tíu tít mua quà vặt bán rong, trong đó 1 cốc trà sữa giá chỉ 10.000 – 15.000đ. Nhiều phụ huynh cũng lo ngại khi con họ là tín đồ của thức uống trà sữa giá rẻ, không rõ nguồn gốc.

Cách đây chưa lâu, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở tại xóm 4, Yên Bài, huyện Mê Linh do anh Lỗ Văn Nam, SN 1989 làm chủ. Gần 3.000 sản phẩm có tổng trọng lượng gần 6 tấn gồm nguyên liệu pha chế trà sữa và nước siro hoa quả không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc, được chủ hàng nhập về chờ giao cho các cơ sở kinh doanh.

Gần đây nhất, ngày 2/11, Đội QLTT số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra xe ôtô tải biển kiểm soát 14H-007.59 do lái xe Nguyễn Bỉnh Hậu điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe có 495kg nguyên liệu pha chế trà sữa được đóng túi nilon không nhãn mác.

Lái xe Nguyễn Bỉnh Hậu (trú tại xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) khai nhận là chủ của số hàng trên và số hàng này được thu mua trôi nổi nên không có hóa đơn chứng từ theo quy định. Đội QLTT số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tạm giữ toàn bộ số hàng trên và tiến hành thẩm tra xác minh, xử lý theo quy định.

Hiện nay, việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng trà sữa cùng các loại bột, hương liệu pha trộn do lực lượng Quản lý thị trường thực hiện. Song, Hà Nội có hàng trăm điểm kinh doanh, việc kiểm tra chỗ này, để lọt chỗ kia không phải không xảy ra. Bên cạnh đó, còn nhiều hàng bán trà sữa giá rẻ ở cổng trường vẫn bị bỏ ngỏ để cho thức uống độc hại len lỏi vào giới học sinh, sinh viên.

Nguyễn Hương – Trần Hằng

Liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” xảy ra tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Sở KH&CN TP Huế), hôm nay (14/5), Cơ quan CSĐT Công an TP Huế đã thực hiện khám xét trụ sở Công ty Cổ phần dịch vụ tư vấn môi trường (DVTVMT) Hải Âu tại số 3 Tân Thới Nhất 20, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH Godwaypharma mới bị UBND TP Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,9 tỷ đồng do sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất bột đạm hương socola, nhưng trên trang web của công ty này quảng cáo và cam kết 100% chữa khỏi bệnh ung thư.

Với hành vi chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ bỏ ngoài sổ sách tài chính kế toán nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác để sử dụng trái quy định pháp luật, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân trong CAND năm 2025. Lễ phát động được truyền trực tuyến từ điểm cầu Bộ Công an tại Hà Nội đến điểm cầu Công an các địa phương.

Ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Văn Mạnh Thắng (SN 1972, HKTT tại khu Đình, xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 14/5, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đang điều tra vụ án mạng do mẫu thuẫn tình cảm, xảy ra tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Ngày 14/5, Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết đã tham mưu UBND  thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Godwaypharma, do ông Võ Xuân Hoàng (SN 1971, Chủ tịch Công ty, địa chỉ trụ sở chính: 147 Bùi Công Trừng, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh).

Chưa bao giờ ranh giới giữa "đỉnh cao" và "vực sâu" của các idol mạng lại mong manh đến vậy. Các nền tảng mạng xã hội như TikTok đã tạo ra một "chiếc máy tốc độ" sản sinh người nổi tiếng chỉ sau vài clip viral.

Ngày 14/5, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên Thượng tá Nguyễn Lê Cường, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH bị thương trong khi tham gia chữa cháy tại khu vực nhà xưởng số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Sợ chồng sẽ bị án phạt nặng vì tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Hằng nhờ Hoàn tìm người "chạy án". Thông qua bạn bè giới thiệu, Hoàn gặp Lưu nhờ cậy. Lưu mạo nhận quen biết nhiều người làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn của Hằng...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.