Nóng bỏng cuộc chiến chống buôn lậu trên biển

08:30 19/01/2022

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, buôn lậu trên tuyến biển càng trở nên nóng bỏng và phức tạp. Ngoài mặt hàng "truyền thống" là than, khoáng sản, xăng dầu, theo nhận định của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, các mặt hàng buôn lậu dịp Tết sẽ tập trung vào đồ gia dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, các mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, pháo nổ… và không loại trừ các mặt hàng y tế phòng, chống dịch sẽ được triệt để lợi dụng buôn lậu, vận chuyển trái phép.

Dùng xuồng cao tốc để vận chuyển hàng

Theo lời kể của các chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, vào đêm 12/1, họ đã truy đuổi xuồng máy cao tốc có nhiều biểu nghi vấn trên biển. Tại vùng biển giáp ranh giữa hai huyện Tiên Yên và Vân Đồn (Quảng Ninh), Phòng Trinh sát, Bộ Tư lệnhVùng Cảnh sát biển 1 và Đoàn Trinh sát số 1 đã phối hợp mật phục, khi phát hiện 1 xuồng máy cao tốc đang có biểu hiện sang mạn hàng hoá với 1 mảng gỗ có gắn động cơ, tàu của Cảnh sát biển đã tiến hành truy đuổi. Tuy nhiên, khi đến gần vị trí, lợi dụng thời tiết sương mù, trời tối, gió mùa Đông Bắc, các đối tượng đã lên xuồng máy bỏ chạy.

Tại hiện trường, lực lượng Cảnh sát biển đã thu giữ được 1 mảng gỗ không có số hiệu, có gắn động cơ, trên mảng gỗ đang chở 45 hộp carton chứa pháo nổ mang nhãn hiệu Trung Quốc, tổng trọng lượng khoảng gần 300kg.

Theo nhận định của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, phương thức hoạt động của đối tượng buôn lậu rất tinh vi, xảo quyệt, thậm chí liều lĩnh, sẵn sàng chống trả lại cơ quan chức năng nếu bị truy đuổi, vây bắt. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà lực lượng Cảnh sát biển thường xuyên gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ.

Tang vật 300kg pháo lực lượng Cảnh sát biển Vùng 1 thu được từ mảng gỗ gắn động cơ.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết: Thủ đoạn của đối tượng buôn lậu là sử dụng hóa đơn hàng hóa chính ngạch để quay vòng (một hóa đơn dùng cho nhiều chuyến vận chuyển hàng hóa khác nhau), chuẩn bị nhiều hợp đồng vận chuyển khống (khi gặp sự kiểm tra mới điền các thông tin hợp pháp); mọi liên lạc, giao dịch đều qua điện thoại di động hoặc các mạng xã hội trên internet. Bên cạnh đó, các đối tượng còn sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại, công suất lớn, thiết bị cảnh giới (rada, máy quan sát..) tối tân; tàu thuyền khi hoạt động thì che biển số, đeo biển số giả, cải hoán từ tàu cá thành tàu chở hàng; không treo cờ quốc tịch; sang mạn hàng hóa ở vùng biển xa, giáp ranh với các nước.

“Chúng thường hoạt động vào đêm tối, tổ chức cảnh giới từ sớm, từ xa, sử dụng thiết bị định vị để đánh dấu vị trí giao nhận hàng (ma túy) trên biển... Các đối tượng còn liều lĩnh, sử dụng vũ khí (súng, dao...) sẵn sàng chống trả lại lực lượng Cảnh sát biển khi bị bao vây, bắt giữ. Ngoài ra, chúng còn không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu để kiểm tra; điều khiển tàu thuyền tăng tốc bỏ chạy sang vùng biển nước khác hoặc gọi đồng bọn tiếp ứng, giải vây (nhất là các đối tượng người nước ngoài)...”, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật cho biết.

Gian nan đấu tranh, ngăn chặn

Theo Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, song những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật nói chung và trên biển nói riêng sẽ gia tăng, diễn biến phức tạp.

Chính phủ đã triển khai giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát. Lợi dụng tình hình trên, hoạt động buôn lậu, gian lân thương mại và các loại tội phạm, vi phạm khác dịp cuối năm sẽ xuất hiện những diễn biến mới, tiềm ẩn nguy cơ khó lường trong bối cảnh nới lỏng kiểm soát và xu hướng đẩy mạnh mua sắm.

Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Một số cá nhân, tổ chức đã manh nha gom hàng từ nước ngoài về nước qua đường biển với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm trốn thuế, đưa hàng kém chất lượng, hàng giả... vào thị trường nội địa tiêu thụ, Đại tá Lương Đình Hưng cho hay.

Theo Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, ngoài các mặt hàng "truyền thống", (như than, quặng, xăng, dầu, thuốc lá…) thì các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại sẽ tập trung vào các mặt hàng gia dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, các mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…Và trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các mặt hàng y tế phòng, chống dịch bệnh sẽ được các đối tượng triệt để lợi dụng buôn lậu, vận chuyển trái phép.

“Từ nay cho tới Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua đường biển sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, liều lĩnh hơn” Cục trưởng Lương Đình Hưng nhấn mạnh.

Trong năm 2021, lực lượng Cảnh sát biển đã đấu tranh, bắt giữ và xử lý 54 vụ/209 đối tượng, thu 3.460,8 tấn than, 2.752.667 lít dầu DO, 65.157kg dầu FO, 50kg pháo, 3.176,04kg xương động vật hoang dã, 138,784kg sừng tê giác, 11.430kg thủy hải sản, 930m3 cát, 5.000 con gà giống; ước tính tổng giá trị hàng hóa và số tiền xử phạt VPHC đạt khoảng 200 tỷ đồng. Trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2022, Cảnh sát biển Việt Nam đã đấu tranh, bắt giữ, xử lý 14 vụ/40 đối tượng, thu giữ gần 2.000 tấn than, gần 400 nghìn lít dầu DO, hơn 97 nghìn lít xăng, gần 400kg pháo nổ; tổng số tiền xử phạt ước tính trên 10 tỷ đồng.

Tàu Cảnh sát biển đang tiếp cận tàu cá chở 50.000 lít dầu trái phép trên vùng biển Tây Nam vào ngày 13/1/2022.

Điển hình, ngày 2/1/2022 tại khu vực biển giáp ranh Hải Phòng – Quảng Ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ tàu Đức Minh 06 (HP-5909) đang vận chuyển 97.300 lít xăng R95, 67.200 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Tư lệnh Cảnh sát biển đã ra quyết định xử phạt VPHC và bán phát mại hàng hóa hơn 3 tỷ đồng.

Ngày 3/1, tại khu vực biển phía Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ tàu KG-95859 TS đang vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; xử phạt VPHC và bán phát mại hàng hóa hơn 1 tỷ đồng.

Để đấu tranh mạnh vào hoạt động buôn lậu dịp Tết, Đại tá Lương Đình Hưng cho biết: “Các Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển đã chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện tàu thuyền và triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn vùng biển được phân công. Trong đó, đã tập trung tuần tra, kiểm soát trên những vùng biển trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa như vùng biển Đông Bắc, vùng biển giáp ranh với Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và vùng biển Tây Nam.

Trên các vùng biển trọng điểm, các tàu Cảnh sát biển đã tổ chức trực 24/24h. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng trinh sát, sẵn sàng kiểm soát, đấu tranh với các hành vi vi phạm, tội phạm theo quy định của pháp luật. Các đơn vị Cảnh sát biển đã chú trọng phối hợp đồng bộ cả trong và ngoài lực lượng, nhằm kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin, chủ động phối hợp đấu tranh với các loại tội phạm, vi phạm trên biển và địa bàn có liên quan. Từ đó, đã tạo thành thế trận liên hoàn đấu tranh với các loại tội phạm trong dịp cao điểm này”.

Trần Hằng

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Các Mác và Trường Công nhân tại thủ đô London (Anh) vào một ngày nắng đẹp. Khám phá Thư viện, thấy nhiều điều thú vị về cuộc đời hoạt động của nhà tư tưởng cách mạng tiến bộ, lỗi lạc C. Mác. Có thể khẳng định đây là nơi một "kho báu" lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng Chủ nghĩa Tư bản.

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

Giới chức Pháp hôm 4/5 cho biết, ít nhất một người đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ở ngoại ô phía Bắc Thủ đô Paris. Vụ xả súng này được cho là liên quan tới các băng nhóm buôn bán ma túy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文