Phải nối lại chuỗi cung ứng để phục hồi sản xuất

09:08 12/09/2021

Dịch COVID-19 bùng phát kéo dài làm hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) ngừng sản xuất, rời thị trường do không trụ nổi trước làn sóng thứ 4 của đại dịch. Cùng với đó, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều chuỗi cung ứng, sản xuất bị đứt gãy.

Riêng vùng châu thổ Cửu Long, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủy sản… thực hiện giãn cách làm gãy, gián đoạn các chuỗi cung ứng nguyên liệu. DN ngừng sản xuất nên tình trạng ùn ứ nông sản đã, đang diễn ra. Đến nay, một số địa phương trong vùng đang kiểm soát tốt dịch bệnh, tính phương án phục hồi sản xuất sau giãn cách. 

Theo ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), dịch COVID-19 đang diễn ra là một khủng hoảng khó lường, ảnh hưởng to lớn đến kinh tế, xã hội. Hầu như không một ngành hay lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng. Riêng châu thổ Cửu Long với kinh tế chủ lực là chế biến nông sản cho nên các nguyên liệu cung ứng từ nội địa phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do giãn cách.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua các cảng ở miền Tây Nam bộ.

Theo thống kê của VCCI Cần Thơ, chỉ trong 3 tháng gần đây, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có trên 10.000 DN rời thị trường. Con số này phản ánh tác động khó lường của COVID-19 đối với chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản. Mặt khác, tình trạng nông sản đầy đồng, chờ DN, thương lái đến thu mua cũng diễn ra tại nhiều địa phương; DN ngừng sản xuất nên khâu lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn.

TS Trần Hữu Hiệp (chuyên gia kinh tế ĐBSCL) cho rằng, trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản tại ĐBSCL đứt gãy là do thực hiện giãn cách xã hội. Dù là giãn cách xã hội, nhưng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh vẫn thực hiện “mục tiêu kép”. Vì vậy, nhu cầu nguyên liệu cho DN duy trì sản xuất cũng rất lớn, nhưng nhiều khâu thiếu đồng bộ nên trục trặc trong chuỗi cung ứng, sản xuất. “Nhìn bề ngoài là sự lưu thông bị đứt gãy, nhưng nhìn bên trong thì đó là sự yếu kém, đứt gãy của chuỗi logistics nông sản. Nếu ví logistics là mạch máu của nền kinh tế thì các trung tâm logistics chính là điểm điều hòa, xử lý mạch máu này. Các trung tâm logistisc là nơi lưu trữ, bảo quản hàng hóa, làm dịch vụ, kiểm hóa, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu…

Trung tâm này còn kết nối các phương thức giao thông, lưu thông hàng hóa nhưng ĐBSCL đang rất thiếu và ít DN đầu tư, có chăng là DN đến từ nơi khác, nhưng chưa đủ sức tạo động lực phát triển”, TS Trần Hữu Hiệp cho hay. Theo TS Hiệp, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ, làm chi phí đầu tư logistics cao hơn bình quân chung của thế giới (chi phí logistics chiếm từ 9-12% trong giá thành).

Trong khi chi phí logistics của các DN Việt Nam chiếm từ 25-30% giá thành và tại châu thổ Cửu Long còn cao hơn, vì đa phần nông sản của vùng đều vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh xuất khẩu, do tàu lớn không thể vào được nhóm cảng biển số 6 vùng này. Nếu không giải quyết được bài toán hạ tầng, dịch vụ, chi phí thì logistics… sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản. 

Là DN chuyên xuất khẩu trái cây vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada… ông Nguyễn Hoàng Cung, Giám đốc Công ty Đại Thuận Thiên (TP Cần Thơ), cho biết: “Chi phí logistics hiện chiếm tới 30% giá thành chế biến nông sản. Logistics là nút thắt lớn của DN hiện nay, do không đủ năng lực đầu tư. Nếu có dịch vụ hậu cần tốt cho nông sản, không chỉ giúp DN tăng cạnh tranh mà còn giúp tăng khả năng mua hàng của DN, tạo tâm lý thoải mái cho nhà mua, giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng giá trị vì mẫu mã đẹp hơn, nhất là sản phẩm tươi ngon hơn. Vì vậy, DN rất cần Nhà nước quan tâm, có chính sách cho DN để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản trong xu thế hiện nay”.

Nhìn lại chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản ở Tây Nam Bộ thời gian qua, ông Cung cho rằng, hai bên thiếu sự tin tưởng lẫn nhau thì khó bền chặt trong chuỗi cung ứng, sản xuất. Điều này bất lợi cho nông sản nếu muốn đi xa hơn. Nhà nông cần sản xuất theo đơn đặt hàng và tiêu chuẩn mà DN đưa ra.

Bởi vì, DN hiểu rõ thị trường xuất khẩu cần gì, chất lượng như thế nào. DN cũng cần  sự thủy chung của nhà nông. Lâu nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng hục hặc trong chuỗi cung ứng, tiêu thụ nếu một trong 2 bên “bẻ kèo”. Nhà nông luôn muốn bán hàng có ngay tiền mặt, nếu DN chậm trễ là nông dân bỏ ngang. Trong đại dịch lần này là dịp để nhìn nhận lại toàn bộ chuỗi giá trị nông sản để khắc phục những hạn chế, đứt gãy và đưa ra cách giải quyết bền vững hơn.

Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết, dịch bệnh kéo dài việc duy trì sản xuất của DN rất khó khăn. Ðã xảy ra tình trạng “đóng băng” nhiều hoạt động kinh tế, thậm chí là những DN “chết lâm sàng”. Thời gian qua DN tại ÐBSCL gặp rất nhiều khó khăn trong lưu thông hàng hóa do tất cả các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, một số địa phương còn đặt thêm các điều kiện, do đó hoạt động vận tải rất khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao, hàng hóa ách tắc, chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Khủng hoảng do dịch bệnh là điều khó lường, bất khả kháng. Vì vậy cần phải có những đánh giá đầy đủ, tổng kết sau từng giai đoạn mới xây dựng chính sách hiệu quả. Trước mắt Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời như giảm lãi suất, giãn nợ, thuế, BHXH... hay giảm thu phí các nguồn lực đầu vào cho DN, hỗ trợ cho người lao động mất việc... Song về dài hạn, sự kiệt quệ gây ra từ dịch bệnh đã làm cho DN mất đi nguồn lực, sức cạnh tranh và khả năng phục hồi sau đại dịch là rất yếu. Mục tiêu lớn nhất lúc này là ngăn chặn được dịch bệnh. Có như thế thì mới có thể trở lại trạng thái bình thường. Khi đó DN mới có thể tham gia sản xuất kinh doanh ổn định. Cho nên chính sách lúc này là đảm bảo đời sống người dân, duy trì hoạt động sản xuất ở mức tối thiểu.

Để duy trì, cần ưu tiên được tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động sớm, chính sách giảm lãi suất cần được duy trì, khoanh giãn nợ là cần thiết ngay trong lúc này. Một số DN gặp khó khăn về tài chính cần ưu tiên nhận được gói vay để trả lương công nhân duy trì hoạt động. Giai đoạn tiếp theo cần có một bước đánh giá tình hình của DN đề ra những chính sách thích ứng, phù hợp hơn. Sau khi khống chế được dịch, trở về trạng thái bình thường, tạo nền tảng phát triển ổn định, đầu tư hạ tầng cần được xem là một ưu tiên vì là tiền đề cho sự phát triển. Các chính sách khuyến khích đầu tư cần ưu tiên cho logistics, đổi mới công nghệ sản xuất rất cần cho vùng châu thổ này.

Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ DN bị tác động lớn như hiện nay. Năng lực DN của vùng ĐBCSL yếu, nên khó càng khó. Vấn đề hỗ trợ DN không phải bây giờ mới đặt ra. Nhưng đến nay, nhiều DN chưa nhận được chính sách hỗ trợ từ năm 2020. Điều đó cho thấy chúng ta phải rà soát lại các chính sách để “bốc thuốc” phù hợp với các nhóm DN. Muốn phục hồi sản xuất thì không thể áp dụng đại trà được mà tùy vào DN. Ở ĐBSCL trọng điểm vẫn là nông nghiệp, thủy sản, ngoài vốn thì phải tính toán phương án phục hồi gắn với thị trường, sản phẩm của DN…

Đức Văn – B.Gia

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文