Phát huy sức mạnh liên kết vùng để phát triển du lịch ở miền di sản

05:23 09/12/2024

Trong quy hoạch tổng thể du lịch miền Trung, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu di sản thế giới, giá trị văn hóa - lịch sử. Nhiều năm qua, các địa phương đã khai thác thế mạnh đặc trưng riêng; thắt chặt liên kết, cùng làm nên một điểm đến đầy sức hấp dẫn để chào đón du khách khám phá, tham quan…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong quy hoạch tổng thể du lịch miền Trung, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu di sản thế giới, giá trị văn hóa - lịch sử. Nhiều năm qua, các địa phương đã khai thác thế mạnh đặc trưng riêng; thắt chặt liên kết, cùng làm nên một điểm đến diệu kỳ, đầy sức hấp dẫn, chào mời du khách khám phá và làm giàu những trải nghiệm.

Du khách quốc tế thích thú khi tham quan Đại Nội Huế vào mùa mưa.

Liên kết phát triển du lịch năm 2024 của 5 địa phương Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam tập trung trên các lĩnh vực: hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác quản lý nhà nước, chia sẻ các đánh giá xác định thị trường trọng điểm, xây dựng sản phẩm đặc thù… Việc đẩy mạnh liên kết đã tạo ra những kết quả tích cực trong phát triển du lịch.

Cụ thể, tỉnh Quảng Bình tập trung phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá hang động, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Quảng Trị hướng về du lịch tâm linh, về chiến trường xưa để khai thác hệ thống di tích cách mạng đồ sộ với không gian linh thiêng. TP Đà Nẵng phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, mua sắm...

Tại Quảng Nam, nhằm kích cầu thu hút khách du lịch, địa phương này đã triển khai chương trình “Quảng Nam - miền xanh di sản” với mục tiêu đón 7,6 triệu lượt khách đến Quảng Nam trong năm 2024. Thời gian qua, địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phục hồi, phát triển du lịch với phương hướng khai thác không gian thiên nhiên - văn hóa Quảng Nam trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các Di sản văn hóa thế giới Hội An, Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An, tài nguyên biển, đảo, sông, hồ, núi rừng, các di tích lịch sử, văn hóa và đặc trưng con người Xứ Quảng; trọng tâm là phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, sự kiện, hội nghị, chăm sóc sức khỏe...Còn tại Thừa Thiên Huế, ngành Du lịch khai thác thế mạnh 8 di sản thế giới với hệ thống kiến trúc, thành quách, cung điện, lăng tẩm, đình chùa… mang đậm bản sắc văn hóa cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế được Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia. Đây sẽ là đòn bẩy để du lịch của 5 địa phương tăng tốc, tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 sẽ còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương ở miền Trung nói riêng và trong cả nước nói chung nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng để phát triển du lịch trong vùng cũng như liên vùng. Tiến tới liên kết mang tính khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, thương hiệu du lịch Việt Nam và Thừa Thiên Huế trong những năm tiếp theo.

Theo bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Thừa Thiên Huế là một vùng đất hội tụ cả 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển thành một trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực. Huế là địa phương tập trung tài nguyên du lịch văn hóa hàng đầu Việt Nam. Huế cũng là địa phương có di sản văn hóa thế giới nhiều nhất Việt Nam với 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản văn hóa thế giới cùng với các địa phương khác. Đặc biệt, vừa qua, những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế đã được UNESCO vinh danh Di sản Tư liệu thế giới. Ngoài ra, Huế có nhiều làng nghề, nhiều lễ hội truyền thống, nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo...

Trong tháng 11/2024, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt hơn 3,5 triệu lượt, tăng 126,9% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, lượng khách quốc tế hơn 1,2 triệu lượt, tăng gần 27%; doanh thu ước đạt hơn 7.221 tỷ đồng. Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Tây Ban Nha, Đài Loan (Trung Quốc), Úc, Mỹ, Malaysia, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc thường xuyên lọt top 10 thị trường khách hàng đầu đến Huế. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới và du lịch cũng phải khẳng định được vị thế. Phát triển du lịch Huế không chỉ cho riêng địa phương, mà còn tạo động lực, liên kết để phát triển du lịch vùng và cả nước. Một định hướng quan trọng là Huế sẽ tận dụng, khai thác các tài nguyên, lợi thế để phát triển nhanh nhưng chú ý đến tính bền vững, phát triển nhưng vẫn giữ được hồn cốt văn hóa Huế. Bên cạnh việc phát huy và khai thác hiệu quả du lịch văn hóa di sản, Huế cũng kêu gọi đầu tư, hoàn thiện sản phẩm du lịch chữa lành, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch golf…

Theo lãnh đạo ngành Du lịch của Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, mỗi địa phương với đặc trưng riêng, thế mạnh riêng cùng làm nên một điểm đến hấp dẫn, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng tại các địa phương nằm trên con đường di sản miền Trung…

Trong năm 2025, các địa phương sẽ tiếp tục bắt tay phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch của các địa phương, đẩy mạnh liên kết hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển sản phẩm du lịch liên vùng, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Tiếp tục phát huy giá trị liên kết 5 địa phương cùng thông điệp “Miền di sản diệu kỳ”; đồng thời, phối hợp xúc tiến, quảng bá và tăng cường sự nhận diện thương hiệu du lịch 5 địa phương tại các sự kiện, hội chợ trong và ngoài. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch của 5 địa phương giao lưu, trao đổi, mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư kinh doanh với các đối tác trong nước và quốc tế.

Hải Lan

Với sự quyết tâm cao của hai Bộ, cùng sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần trách nhiệm từ các cấp, Dự án “Xây dựng Hệ thống quản lý dân cư và căn cước công dân” sẽ được triển khai thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào lên tầm cao mới.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội). Theo đánh giá lúc nhập viện, cả 4 nạn nhân tiên lượng nặng, nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong cao.

Ngày 20/12,  ông Võ Nguyên Chương, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã thông tin về vụ việc thu hồi 238 sổ đỏ xuất phát từ một vụ án hình sự làm giả con dấu, tài liệu của của Nhà nước. Qua đó, Đà Nẵng đã có phương án xử lý có lợi nhất cho người dân.

Chỉ 5 giờ đồng hồ sau khi nhận được trình báo vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực nghĩa trang trên địa bàn, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã lập chiến công xuất sắc, nhanh chóng xác định và bắt giữ được thủ phạm gây án.

Năm 2016, ông Ngô Văn Long ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 2 thửa đất liền kề có tổng diện tích hơn 161m2, gồm một phần diện tích đất nông nghiệp và đất ở tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh từ chủ sử dụng đất là ông Ngô Nam Thắng và thực hiện đầy đủ thủ tục để cập nhật, đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Nhưng từ năm 2018 đến nay, ông Long đã nhiều lần kêu cứu khắp nơi để được bảo vệ quyền lợi chính đáng trước sự tắc trách của chính quyền địa phương…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文