Phát triển tiềm năng của sản phẩm OCOP

08:25 28/06/2022

OCOP là chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” được triển khai tại các địa phương trên cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP là những sản phẩm thuần Việt, đặc sản địa phương đậm chất truyền thống.

Tại TP Hồ Chí Minh, chương trình OCOP bắt đầu triển khai từ năm 2019 và 6 nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực được thành phố chọn để triển khai chương trình gồm: rau, hoa kiểng, bò sữa, heo, cá cảnh, tôm nước lợ. Để hỗ trợ 6 nhóm sản phẩm chủ lực, trong giai đoạn 2019 -2021, thành phố ban hành chính sách hỗ trợ lãi vay để phát triển sản phẩm OCOP.

Ảnh minh họa: BGP

Theo đó, những chủ thể phát triển sản phẩm OCOP của 6 nhóm sản phẩm này được ngân sách hỗ trợ một phần lãi vay từ 60 - 100%. Trong thời gian đầu triển khai, TP Hồ Chí Minh đã chọn 5 huyện ngoại thành để xây dựng thí điểm gồm: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Sau hơn 2 năm thực hiện, đã có 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Ngoài 27 sản phẩm này, có thêm 1 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá 4 sao và đang đề xuất để được công nhận 5 sao.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều tác động từ tình hình dịch bệnh, áp lực cạnh tranh thương mại trên toàn cầu, khiến nhiều loại nông sản trong nước không thể xuất khẩu được, người nông dân đã phải chặt bỏ nhiều loại cây trồng, việc phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp để phát triển bền vững ngành Nông nghiệp.

Theo đề án OCOP, dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có đến 86 sản phẩm tiềm năng để tham gia chương trình OCOP. Như vậy, cần phải có giải pháp kết nối cung - cầu, trong đó có giải pháp đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản gắn với thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, chuyển đổi số...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hải, đại diện Ban Thường vụ Đoàn khối Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh cho rằng, trên thực tế việc tiếp cận giữa doanh nghiệp nông nghiệp với thị trường tiêu thụ thông qua các sàn TMĐT vẫn còn nhiều rào cản, bài toán về kết nối cung - cầu trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều điểm bất cập.

Chẳng hạn, chủ thể OCOP phải có tư cách pháp nhân. Điều này cũng gây trở ngại khi người nông dân muốn tham gia chương trình nhưng không có tư cách pháp nhân; sản phẩm OCOP phải có nguồn gốc, nguyên liệu từ địa phương, trong khi vùng nguyên liệu nông nghiệp tại thành phố đang có xu hướng thu hẹp dần; chủ thể phải thể hiện được chiến lược, kế hoạch và khả năng phát triển và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp đã đủ năng lực cạnh tranh thì không có nhu cầu tham gia chương trình OCOP. Trong khi đó, nhiều HTX nông nghiệp (do nông dân tự liên kết) có nhu cầu, nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu…  

Thúy Hà

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文