Phương thức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn từ 1/8/2024

17:57 18/07/2024

Ngày 18/7, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thông tin về phương thức giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá thuộc cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ ngày 1/8/2024.

Theo đó, về phương thức giao nhận hàng hoá hai chiều, đầu năm 2020, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Lạng Sơn đã thống nhất với phía Quảng Tây, Trung Quốc thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa hai chiều trong thời gian thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 để nâng cao năng lực thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị (tại Văn bản số 665/VP-KTTH ngày 26/2/2020 của Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn). Hiện nay, đã hết thời gian thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 và tại Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa quy định, do đó thống nhất không tiếp tục thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa này.

Hiện, các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa (bao gồm đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089, lối thông quan Cốc Nam - Lũng Nghịu khu vực mốc 1104-1105) đều đã được công bố chính thức thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định để thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu.

Do đó, việc quản lý phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) phải tuân thủ các điều ước quốc tế gồm: Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thông lệ quốc tế và quy định của nội luật Việt Nam.

Về điều kiện về giấy tờ của phương tiện vận tải hàng hoá xuất cảnh, Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, phương tiện vận tải hàng hoá xuất nhập cảnh qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan (bao gồm đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 (Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan), đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 (Tân Thanh - Pò Chài), lối thông quan khu vực mốc 1104-1105 (Cốc Nam - Lũng Nghịu) phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ gồm: Giấy phép vận tải; Giấy chứng nhận đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Biển số xe; Phiếu gửi hàng; Tờ khai hải quan đối với hàng hoá; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba; các giấy tờ có liên quan tại cửa khẩu áp dụng đối với xe xuất nhập cảnh.

Thời gian thực hiện chủ trương trên từ ngày 1/8/2024. Vì vậy, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp thông tin, tuyên truyền rộng rãi chủ trương đến các doanh nghiệp, thương nhân, chủ hàng, đơn vị kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải xuất khẩu, đơn vị có nhu cầu giao thương qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được biết và thực hiện.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, các cơ quan kiểm dịch trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu phối hợp tuyên truyền, tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Các doanh nghiệp, thương nhân, chủ hàng, đơn vị kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải xuất khẩu, đơn vị có nhu cầu giao thương qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ động nắm bắt chủ trương trên; đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định để thuận tiện trong việc thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đồng thời, chấp hành sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, tuân thủ quy trình thực hiện giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua các lối thông quan, đường chuyên dụng vận tải hàng hoá thuộc cặp cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Lưu Hiệp

Được thành lập từ năm 1972, Lữ đoàn Đặc công bộ 113, Binh chủng Đặc công đã tham gia chiến đấu giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc cũng như làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn. Lữ đoàn Đặc công bộ 113 đã vinh dự 3 lần được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Do Công ty TNHH Tây Đô không tự nguyện thi hành án, UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo cơ quan chức năng lập phương án cưỡng chế, bàn giao tài sản cho đơn vị trúng đấu giá, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Kinh phí thực hiện cưỡng chế dự tính là 1,7 tỷ đồng, phần kinh phí này Công ty TNHH Tây Đô phải chịu trách nhiệm chi trả.

Theo con số của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc khoảng 67.110 tấn/ngày. Nếu chỉ lấy con số khiêm tốn là 50 USD cho chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý 1 tấn CTRSH thì 1 ngày trung bình cả nước chi khoảng 3,35 triệu USD (tương đương khoảng 1.222,75 triệu USD/năm).

Lee Won Jae, HLV thủ môn của ĐT Việt Nam quyết định chọn Nguyễn Đình Triệu làm người gác đền số 1. Đó không phải là niềm tin nhất thời từ phía cựu thủ môn nổi tiếng châu Á.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) đã câu kết với nhiều doanh nghiệp để khai thác trái phép và bán cát trái phép với tổng số hơn 5 triệu m3, thu về tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. 

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文