Rủi ro khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký

15:50 01/11/2024

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng.

Theo Bộ Công Thương, rủi ro đầu tiên là nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay cam kết về dịch vụ hậu mãi. Do vậy, trong trường hợp giao dịch phát sinh vấn đề không mong muốn, người tiêu dùng có nguy cơ đối mặt với một số khó khăn.

Ví dụ, khi phát hiện sản phẩm nhận được không đúng mô tả, phát sinh lỗi, hỏng hóc hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, việc người tiêu dùng yêu cầu hoàn trả hoặc bảo hành sản phẩm sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, khi xảy ra tranh chấp, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký sẽ không thuộc diện phải chịu trách nhiệm pháp lý trong nước. Do không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam theo quy định, người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ phản ánh, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại trở thành một vấn đề phức tạp và kéo dài.

Thận trọng khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đứng trước rủi ro cao khi mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ khi đặt hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký. Những mặt hàng này có thể không đạt tiêu chuẩn an toàn, gây hại cho người tiêu dùng hoặc là những hàng hoá bị cấm tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em và thiết bị điện tử, việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Trong các trường hợp này, do các cơ quan chức năng không thể thực hiện công tác giám sát các trách nhiệm của doanh nghiệp về đảm bảo chất lượng sản phẩm, trách nhiệm về đảm bảo tính chính xác của việc cung cấp thông tin về sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ không nhận được hỗ trợ theo quy định pháp luật từ phía các cơ quan chức năng.

Cùng với đó là nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng. Bộ Công Thương cho rằng, khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký, người tiêu dùng thường phải cung cấp các thông tin thanh toán phạm vi quốc tế như thẻ tín dụng hoặc thông tin ví điện tử. Những dữ liệu này, nếu không được quản lý và bảo vệ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, có nguy cơ bị đánh cắp hoặc bị khai thác trái phép, dẫn đến các rủi ro lớn về bảo mật thông tin cá nhân. Đặc biệt, nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký không có các cam kết về bảo mật thông tin người tiêu dùng theo quy định của Việt Nam, không có quy trình xử lý sự cố trong trường hợp xảy ra vấn đề và đương nhiên cũng không có trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý theo quy định tại Việt Nam. Do đó, "nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu cá nhân người tiêu dùng trong quá trình phát sinh các giao dịch trên các nền tảng chưa đăng ký trên là rất lớn, tiềm ẩn khả năng gây ra những tổn thất lớn và ảnh hưởng lâu dài đến người tiêu dùng", Bộ Công Thương nhìn nhận.

Bên cạnh đó, là nguy cơ tiềm ẩn về các trách nhiệm pháp lý liên quan đến thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu qua TMĐT. Theo đó, Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng về rủi ro pháp lý khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký. Hàng hóa mua từ các nền tảng TMĐT xuyên biên giới không lường trước được các nghĩa vụ thuế với mặt hàng nhập khẩu, dẫn đến những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và các vấn đề pháp lý khi sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này có thể khiến người tiêu dùng gặp rắc rối khi sản phẩm bị giữ lại tại cửa khẩu hoặc phải chịu thêm các chi phí phát sinh do thuế không được dự tính hoặc không như thông báo ban đầu.

Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng TMĐT, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Người tiêu dùng có thể tra cứu danh sách các nền tảng TMĐT đã đăng ký trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ trực tuyến online.gov.vn hoặc liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Bộ Công Thương theo số điện thoại 1800.6838 để có thêm thông tin tham khảo.

Trân Trân

Sau đà tăng mạnh, giá vàng đã quay đầu giảm do áp lực chốt lời. Dù thế, các chuyên gia nhận định kim loại quý vẫn nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ để tăng giá.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, cựu Trưởng nhóm ngân quỹ - kho quỹ tập trung, TPBank) về tội “Tham ô tài sản”. Lợi dụng sơ hở của Ban quản lý kho, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa vàng mua bán, giữ hộ cho vào túi nilon đen mang bán được 8,8 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Dự án Khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận). Trong đó, có bị can Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận).

Sáng 1/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã bắt tạm giam bị can Võ Nhật Thảo (SN 1998, trú tổ 4, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi) về tội "giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". Thảo được xác định đã quan hệ tình dục với hai chị em sinh đôi nhiều lần.

Euronews hôm 31/10 đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) đã mở cuộc điều tra đối với sàn thương mại trực tuyến Temu của Trung Quốc, 5 tháng sau khi đưa nền tảng này vào danh sách cần được giám sát chặt chẽ nhất theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số của khối.

Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Dự thảo luật bổ sung chế độ, chính sách cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trực tiếp thực hiện các hoạt động chữa cháy, CNCH tại khoản 2 Điều 47 và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Thông qua vận hành cơ chế tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng phản ánh hiện trường PhuLy-S đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ hiệu quả mục tiêu xây dựng đô thị, thành phố thông minh tại TP Phủ Lý (Hà Nam).

Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, làng nghề truyền thống phong phú. Cùng với chủ trương tập trung đầu tư, khai thác nguồn lực di sản này, nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hoá được "đánh thức", được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文