Sai phạm qua thương mại điện tử ngày càng phức tạp, tinh vi

09:05 20/11/2021

Một số các đối tượng cũng triệt để lợi dụng các tiện ích mà thương mại điện tử mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật. Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp.

Hiện, internet đã bao phủ hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Tiêu dùng nội địa đang ngày càng đóng góp nhiều trong tăng trưởng GDP, qua đó đã thúc đẩy phương thức trao đổi hàng hóa qua thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tiền mặt, có thể ngồi một nơi mà mua bán hàng hóa ở nhiều nơi khác… Tuy nhiên, một số các đối tượng cũng triệt để lợi dụng các tiện ích mà TMĐT mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật. Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp.

Nhận diện nhiều sai phạm

Thượng tá Nguyễn Huy Lục, Phó Trưởng phòng, Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, hiện, tội phạm triệt để lợi dụng các tiện ích mà TMĐT mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật, như: Lợi dụng việc khai báo hải quan điện tử để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, trà trộn hàng giả, hàng kém phẩm chất để bán hàng trên các website, sàn TMĐT, tài khoản mạng xã hội… Việc làm này không chỉ gây tổn hại đến người tiêu dùng mà còn gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp. 

6 tháng đầu năm 2021, toàn ngành Thuế đã xử lý tăng thu số tiền hơn 134 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT. Đến hết tháng 9/2021, một số tỉnh, thành phố đã đẩy mạnh triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động này như Hà Nội đã thu được 226 tỷ đồng (tăng 59 tỷ đồng so với thời điểm tháng 6/2021); Bình Định đã thu được 14,27 tỷ đồng (tăng 10,502 tỷ đồng so với thời điểm tháng 6/2021); Thái Nguyên đã thu được 908 triệu đồng...

Theo Thượng tá Nguyễn Huy Lục, hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên không gian mạng được thực hiện dưới nhiều phương thức, thủ đoạn xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Các hành vi vi phạm pháp luật có tính ẩn danh rất cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện; dễ tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội, đối phó với cơ quan chức năng, không phân biệt ranh giới, khu vực. Đối tượng có thể ở tại vị trí này để hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại ở một vị trí khác.

Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Thuế Nguyễn Tiến Trung cho biết, vi phạm phổ biến trong trong kinh doanh TMĐT là không hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam để tránh quản lý thuế từ cơ quan Thuế Việt Nam; phát sinh thu nhập từ việc tổ chức hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam. Ngoài ra, một số đối tượng còn thành lập đơn vị pháp nhân tại các thiên đường thuế, các nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam để tránh thuế; khai báo địa chỉ tại nước ngoài không rõ ràng, chính xác gây khó khăn cho cơ quan thuế Việt Nam liên lạc, xác minh.

Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn ngành tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra thuế đối với loại hình kinh doanh TMĐT. Cụ thể, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng các cấp (bao gồm Công an xã, phường, thị trấn), các ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng... để cập nhật đầy đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT.

Đồng thời, truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh trên mạng mà không khai báo với cơ quan Thuế. Cùng với đó, chủ động chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động TMĐT để cùng phối hợp xử lý kịp thời.

Theo Cục QLTT Lào Cai, thời gian qua, nhiều đối tượng đã trà trộn hàng hóa buôn lậu vào hàng hóa khác. Các đối tượng vi phạm cũng lợi dụng TMĐT buôn lậu hàng giả, gian lận nguồn gốc xuất xứ. Có những vụ việc qua TMĐT, lực lượng chức năng lần theo thì hàng hóa lại được các đối tượng tập kết ở cách đường biên giới 1km nên rất khó khăn trong xử lý. Dự báo, tình hình buôn lậu cuối năm sẽ diễn biến phức tạp khi mở cửa nền kinh tế trở lại.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng

Để xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên không gian mạng, Thượng tá Nguyễn Huy Lục cho rằng, các lực lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị được giao nhiệm vụ phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên không gian mạng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an và Công an các địa phương, Quản lý thị trường (QLTT), Cục Quản lý cạnh tranh, Cục TMĐT và kinh tế số (Bộ Công Thương); cơ quan quản lý Thuế, Hải quan…).

Theo đó, việc phối hợp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, phân công rõ vai trò trách nhiệm của từng lực lượng tham gia công tác điều tra xử lý. Đơn cử như, lực lượng QLTT phát hiện một cửa hàng kinh doanh có dấu hiệu kinh doanh hàng giả, hàng nhái và có website, tài khoản mạng xã hội để kinh doanh các mặt hàng tương tự. Để có căn cứ xác định cụ thể các website, tài khoản mạng xã hội liên quan đến cửa hàng này cần phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ đó hỗ trợ xác minh làm rõ thông tin của người quản lý website, chủ tài khoản mạng xã hội. Đồng thời, phối hợp với Cục TMĐT và kinh tế số để xác minh việc đăng ký hoạt động kinh doanh TMĐT chưa? Có đơn thư khiếu nại tố cáo của các nhãn hàng gốc hay không?”.

Đại diện một số đơn vị cũng cho rằng, việc phát triển TMĐT đồng nghĩa với việc kiểm soát thị trường sẽ gặp nhiều bất lợi vì đa số các gian hàng trên mạng là gian hàng ảo có địa chỉ ma, số điện thoại không rõ ràng, dịch vụ bưu chính vẫn chưa có chế tài chặt chẽ.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho thương mại phát triển bền vững, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Lê Thanh Hải cho biết, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành Kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT nhằm mục tiêu làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy TMĐT phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho nhà nước; đồng thời hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động TMĐT để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.

Lưu Hiệp

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文