Sức ép về giá và nguy cơ lây lan dịch bệnh từ lợn thịt nhập lậu

08:33 12/08/2023

Giá lợn hơi trong nước đang có chiều hướng giảm, nguyên nhân chính là do nguồn lợn thịt nhập lậu từ các nước lân cận về Việt Nam. Điều này đã và đang tác động không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước cũng như nguy cơ phát sinh dịch tả lợn châu Phi.

Là địa phương được xem như "thủ phủ" chăn nuôi của cả nước, tỉnh Đồng Nai hiện có tổng đàn lợn hơn 2,6 triệu con. Những ngày gần đây, giá lợn hơi xuất chuồng tại Đồng Nai đã giảm từ 67 nghìn đồng xuống dưới 60 nghìn đồng/kg.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi. Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Văn Hải, ngụ tại huyện Thống Nhất, một hộ dân đang nuôi gần 300 con lợn thịt cho biết, với giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, người nuôi vẫn có lời. Tuy vậy, so với 2 tháng trước thì thời điểm này đàn lợn thịt xuất chuồng của ông Hải cũng đã mất đi hàng trăm triệu đồng do giá đột ngột xuống thấp. Nguyên nhân chính là do thương lái thu mua lợn tại Đồng Nai khó tiêu thụ hơn trước, do nhiều thương lái nơi khác có nguồn lợn nhập lậu từ các nước lân cận như Thái Lan, Campuchia có giá thấp hơn khoảng 10 ngàn đồng/kg. Các đầu mối tiêu thụ tạm thời lấy nguồn hàng lợn nhập có giá thấp hơn.

Bà Nguyễn Thị Hương - một hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom cho biết, việc thương lái đang dè dặt trong thu mua lợn nuôi của nhiều hộ dân tại địa phương đã tạo ra tâm lý lo lắng cho người chăn nuôi. Những đàn lợn đến ngày xuất chuồng nếu muốn giữ lại chờ giá lên cao thì phải chi phí thêm. Trong khi người chăn nuôi cũng không thể biết trước được giá lợn thịt có tăng trở lại hay không. Trường hợp giá lợn thịt tiếp tục hạ thấp, người chăn nuôi từ chỗ có lời chút ít sẽ dẫn đến bị lỗ.

Điều này đã và đang tác động đến nguồn cung lợn thịt tăng cao dịp cuối năm. Hiện chỉ còn hơn 5 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nếu người dân không kịp tái đàn, tăng đàn ở thời điểm này, nguy cơ thiếu nguồn cung vào dịp Tết có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, việc nhập lậu lợn diễn ra ồ ạt trong thời gian gần đây đang gây ra  tác động xấu, tạo sức ép về giá, nguồn cung trong nước buộc phải hạ xuống xấp xỉ hoặc bằng với giá lợn nhập lậu mới có thể bán ra thị trường. Nguồn lợn thịt từ Đồng Nai cung cấp ra thị trường hằng ngày khoảng 7.000 con, riêng thị trường TP Hồ Chí Minh đã tiêu thụ khoảng 70%. Những ngày qua, nguồn cung đã bắt đầu giảm do sức ép về giá.

Ông Đoán cho hay, có thể là do nguồn lợn của các nước đã và đang bị dịch tả lợn châu Phi đe dọa nên người dân các nước lân cận bán đổ bán tháo lợn thịt cho thương lái Việt. Nếu không có biện pháp kiểm soát việc nhập lậu thì còn bị đe dọa với việc lây lan, khó kiểm soát về dịch bệnh. Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai khuyến cáo người chăn nuôi cần hết sức bình tĩnh và tìm hiểu thông tin diễn biến của thị trường lợn thịt trong nước cũng như các nước lân cận để có những giải pháp tốt nhất trong việc chăn nuôi, nhất là trong việc tái đán tăng đàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo các huyện và ngành liên quan tăng cường công tác phối hợp truyền truyền, kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện đồng loạt tại các địa phương cũng như tại các doanh nghiệp chăn nuôi tập trung nhằm không để phát sinh và lây lan dịch bệnh trên đàn lợn. 

Người đàn ông nguy kịch vì ăn thịt lợn ốm

Ngày 11/8, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa Lai Châu vào cấp cứu trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Một tuần sau khi làm thịt và ăn thịt lợn ốm, bệnh nhân sốt cao, rét run, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày nhưng điều trị tại nhà.

Hai ngày sau, bệnh nhân đi ngoài phân đen kèm nổ ban xuất huyết hoại tử toàn thân, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Người bệnh được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, theo dõi liên cầu lợn, co giật toàn thể, được đặt ống nội khí quản, thở máy, duy trì vận mạch...

Sau 1 ngày điều trị không cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn S.suis (liên cầu lợn). Hiện tại bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, suy đa tạng (suy thận cấp, suy gan), phải sử dụng thuốc an thần, thở máy.

Liên tiếp thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và nhiều cơ sở y tế khác đã tiếp nhận bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn, đều trong tình trạng nặng và nguy kịch. Hầu hết các bệnh nhân đều ăn tiết canh, thịt lợn chưa chín, hoặc giết mổ, tiếp xúc với thịt lợn nhiễm bệnh.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. (Tr.Hằng)

Bảo Sơn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

Trong nhiều năm, nhiều nhà khoa học đã tin rằng, nguồn gốc của sự sống có thể đã tới Trái đất từ các thiên thạch rơi xuống. Lý thuyết này được gọi là panspermia, và nó trả lời rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc của loài người chúng ta. Thật không may, chính những nhà khoa học trên lại tin rằng, vi khuẩn và vi rút ngoài hành tinh có thể vẫn đang tấn công chúng ta. Những kẻ xâm lược siêu nhỏ này đã bị đổ lỗi cho tất cả các loại bệnh tật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文