Tăng giá điện liệu có làm tăng giá các mặt hàng khác?

06:57 10/05/2023

Ở góc độ người tiêu dùng, nhiều gia đình cũng băn khoăn khi mà đúng thời điểm nắng nóng giá điện tăng 3%, mặc dù theo tính toán của EVN mức tăng là không đáng kể nhưng bà Nguyễn Thị Huyền ở đường Trường Chinh (Hà Nội) cũng băn khoăn khi mà chi phí trong gia đình sẽ bị đội lên nhất là thời điểm nắng nóng bắt đầu.

“Gia đình tôi trung bình mỗi tháng chi trả tiền điện hết hơn 1,5 triệu đồng, tuy nhiên vào thời điểm hè cũng lên tới 3-3,5 triệu. Với mức tăng luỹ tiến không biết sắp tới thì sẽ như thế nào, mỗi thứ tăng một chút cũng ảnh hưởng tới chi tiêu trong gia đình, sắp tới không biết sản phẩm khác có tăng theo giá điện không. Để tiết kiệm, gia đình cũng phải tự điều chỉnh tiết kiệm điện hơn,” bà Huyền cho biết.

evngiadien.jpg -0
Với mức tăng giá bán lẻ điện 3%, ngành Điện sẽ tăng thu thêm hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2023. Ảnh: CTV.

Cùng chung nỗi băn khoăn về khoản chi phí sẽ gia tăng hơn, bà Nguyễn Mai Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, trung bình 1 tháng gia đình bà hết 2,5- 3 triệu đồng tiền điện, mùa hè dùng nhiều hết khoảng 4 triệu đồng. Theo bà Hoa, tăng giá điện lên 3% thì theo công bố của EVN không nhiều lắm, tuy nhiên thực tế khách hàng chi trả còn phụ thuộc vào thời tiết và phải hết tháng mới biết được tăng tới đâu. Việc tăng giá điện là tất yếu và người dân sẽ phải sử dụng tiết kiệm điện hơn trong bối cảnh hiện nay.

Ở góc độ DN bán lẻ, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG cho biết, hiện nay hệ thống siêu thị BRG phủ sóng khá rộng và lượng tiêu thụ điện năng trong 1 tháng cũng tương đối lớn. Từ 4/5 bắt đầu giá điện tăng 3%, mức tăng này được cho là khá thấp trong bối cảnh hiện nay, nhưng để đánh giá tác động của tăng giá điện ảnh hưởng như thế nào tới kinh doanh và giá thành sản xuất thì cần phải có thời gian sau 1-2 tháng mới có thể đánh giá được mức tiêu hao năng lượng.

Cùng với đó, mức tiêu thụ năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nắng nóng kéo dài hay chỉ từng đợt, nếu nắng nóng nhiều kéo dài thì mức tiêu thụ năng lượng càng tăng cao, mà tính luỹ tiến theo giá bậc thang thì mức chi trả tiền điện cũng nhiều lên. Tuy nhiên, với siêu thị trong bối cảnh chung hiện nay đều mong muốn kích cầu tiêu dùng, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá thành sản phẩm nên với BRG nói riêng và các hệ thống siêu thị nói chung đều có mong muốn đưa giá sản phẩm thiết yếu tốt nhất, bình ổn đến cho khách hàng.

Việc tăng giá điện là điều tất yếu nhưng với mức tăng 3% như hiện nay cũng là sự chung tay giữa người dân và DN. Về phía hệ thống siêu thị BRG sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng, tiết giảm và thay thế trang thiết bị để tiết kiệm điện và vận hành được tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Ông Trần Văn Nam, Chủ tịch Công ty cổ phần Thiết bị điện MBT cũng cho biết, trung bình mỗi tháng tiền điện của DN hết khoảng hết 200 triệu đồng. Theo ông Nam, mức tăng thấp hơn dự báo và cũng hợp lý trong thời điểm này. Khi giá điện tăng 3% thì DN cũng tính toán lại các chi phí sản xuất, thiết bị cũ thì thay thế, sản xuất tránh vào khung giờ cao điểm.

Mặc dù mức tăng giá điện không cao, không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng CPI nhưng nhiều người dân lo ngại việc tăng giá điện sẽ gây ra hiện tượng “té nước theo mưa”. Ông Nguyễn Văn Trọng, Giám đốc dự án Công ty TNHH Kỹ thuật năng lượng Hoàng An cho rằng, để ngăn chặn tình trạng “té nước theo mưa” thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải có chính sách tổng thể để bình ổn mặt bằng giá.

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN, với mức tăng 3%, thì số tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ, (số hộ sử dụng điện từ 101-200 kWh toàn EVN năm 2022 là 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt), đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ; tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ.

Đối với 528.000 khách hàng kinh doanh dịch vụ, bình quân mỗi tháng khách hàng kinh doanh trả tiền điện 5,3 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 141.000 đồng/tháng. Có 1,822 triệu hộ sản xuất, thì bình quân mỗi tháng mỗi hộ sản xuất trả tiền điện 10,6 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 307.000 đồng/tháng. Có 662.000 khách hàng hành chính sự nghiệp, bình quân mỗi tháng mỗi khách hàng hành chính sự nghiệp trả tiền điện 2,01 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả tăng thêm là 40.000 đồng/tháng.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, từ năm 2019 tới nay, giá điện giữ nguyên trong khi chi phí sản xuất đầu vào tăng cao. Trong 4 năm qua, EVN liên tục lỗ do chi phí sản xuất đầu vào tăng. Theo ông Long, Quyết định 24/2017 của Thủ tướng quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân nêu rõ, khi chi phí đầu vào tăng trên 10%, EVN được tăng giá điện.

Với mức tăng như hiện nay, để bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, giá điện có thể tăng 10% so với hiện hành. Tuy nhiên, điện là mặt hàng nhạy cảm, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tới đời sống, tiêu dùng. Việc Bộ Công Thương tăng 3% giá điện đã tính toán cân nhắc kỹ, tránh tạo cú sốc, tránh điều hành chính sách giật cục. Tăng 3% giá điện sẽ giúp EVN tăng doanh thu, bớt khó khăn dù vẫn thua lỗ.

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng, giá điện tăng 3% là mức khiêm tốn. Mức tăng này chưa bù đắp được đà tăng giá nguyên nhiên liệu trong thời gian qua. Ông Doanh lưu ý, dù tăng khiêm tốn nhưng giá điện sẽ tác động nhiều đến nền kinh tế, tác động đến người sản xuất, giá thành sản phẩm. Việc tăng giá điện gây sức ép để DN và hộ gia đình tiết kiệm điện. Cùng với đó, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại Nam Trung bộ.

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, Nhà nước phải có chính sách tổng thể về bình ổn mặt bằng giá. Trước hết là yêu cầu tất cả DN đăng ký giá, kê khai giá phải báo cáo chi tiết giá thành sản xuất kinh doanh của DN khi giá điện tăng 3%, tránh tình trạng điện tăng 3% thì DN cũng tăng giá thành sản phẩm tương ứng, thậm chí cao hơn. Đồng thời cần có giải pháp tránh lợi dụng việc tăng giá điện để lôi kéo các mặt hàng ở thị trường, chợ dân sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô…

Lưu Hiệp

Ngày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an đang điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc; đánh bạc" xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Để phục vụ công tác điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tiếp tục kêu gọi các cá nhân ra trình diện, hợp tác với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, làm rõ các nội dung có liên quan đến vụ án để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật

Chiều 12/5, Thượng tá Huỳnh Minh Thơ, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đơn vị vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh triệt phá 2 nhóm thanh niên đánh nhau, thu giữ nhiều súng, ma túy và hung khí nguy hiểm. 

Liên quan vụ sụp lún đường dẫn cầu Hòa Bình xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Khu Quản lý đường bộ IV và Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh, yêu cầu khắc phục giao thông để đảm bảo an toàn, thông suốt. Công an tỉnh Tây Ninh đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác điều tra, trưng cầu giám định để làm rõ chất lượng công trình.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước 96,8 tỷ đồng và hưởng lợi 750 triệu đồng.

Mấy năm trong công cuộc "đốt lò", xảy ra bao chuyện bi hài. Không ít vị lãnh đạo mới hôm qua còn "lên lớp" khuyên răn cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ phải trọng chữ đức, phải liêm, chính, không tham ô, tham nhũng, không suy thoái, vậy mà hôm sau bị khui lộ biết bao chuyện giật mình. Trong hội thảo, hội nghị, những bài học về giáo dục đạo đức, liêm, chính vẫn diễn ra đều đặn, người học vẫn mải miết học, người dạy say sưa dạy, nhưng ngoài đời dường như nhiều người lại coi việc dạy và làm là hai phạm trù tách biệt nhau.

Dự thảo luật được xây dựng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, về bầu cử sớm, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.