Thị trường vận tải biển cuối năm với những tín hiệu tích cực

10:10 19/08/2024

Từ đầu năm đến đầu tháng 7, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đến giữa tháng 8/2024, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá cước vận tải hàng hoá container đi quốc tế đã giảm mạnh, điều này mang đến nhiều tín hiệu tích cực đến cho các chủ hàng trong nước.

Giá cước rục rịch giảm

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, giá cước vận tải hàng hóa container đi quốc tế giảm mạnh sẽ mang tới nhiều thuận lợi cho khách hàng, giảm chi phí vận tải, thuận lợi trong việc đặt chỗ, mang lại hiệu quả kinh doanh của chủ hàng.

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, đến trung tuần tháng 8 này, giá cước đã giảm trên tất cả các tuyến, mạnh nhất là trên tuyến châu Á đi bờ Tây nước Mỹ, tuyến châu Âu (giảm khoảng 20-30%). Mức giá trên các tuyến vận tải khác cũng giảm khoảng từ 15-25%. Hiện tại, mức giá giảm bằng 44% so với mức giá thời kỳ đỉnh điểm trong lịch sử đại dịch COVID-19 (tháng 9/2021) và dự kiến tiếp tục giảm trong thời gian tới. Trung bình mỗi tuần, giá cước giảm khoảng 3-4% so với tuần trước đó.

Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính bố trí nguồn tài chính, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng trên 90 ngày ở cảng biển.

 Dự báo trong thời gian tới, giá cước tiếp tục giảm do một số tác động tích cực từ thị trường và hiện tượng tắc nghẽn tại một số cảng lớn đã không còn xảy ra. Dù giá cước giảm song trước các biến động khó lường của thị trường, Cục Hàng hải Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình thị trường giá cước, để có những giải pháp ứng phó kịp thời trong trường hợp thị trường có biến động xấu.

Báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho thấy sản lượng hàng hóa cũng có dấu hiệu tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam trong 7 tháng của năm 2024 đạt gần 500 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hàng container đạt 16,9 triệu Teu, tăng 21%, container xuất nhập khẩu đạt 10,8 triệu Teu, tăng 16,6%. Sản lượng hàng hóa tăng là tín hiệu tích cực cho thị trường vận tải, đưa tới nhiều thuận lợi cho khách hàng. Trước đó, từ đầu năm 2024 đến nay, giá cước vận tải hàng hóa container xuất nhập khẩu tăng mạnh, đặc biệt là các tuyến vận tải biển quốc tế.

Đẩy nhanh giải phóng hàng hoá tồn đọng

Những ngày đầu tháng 8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT) vẫn tất bật. Sản lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng giúp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo TCIT cho hay, trong kho bãi của cảng vẫn còn khoảng 100 Teu container tồn đọng chưa xử lý.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thương, Phó trưởng Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam thông tin, tại thời điểm tháng 7/2024, số lượng hàng hóa container tồn đọng trên 90 ngày tại các khu vực cảng biển Việt Nam là 7.650 container, tập trung tại các cảng biển lớn như TP Hồ Chí Minh (5.800 cont), Hải Phòng (1.500 cont), Đà Nẵng (186 cont), Vũng Tàu (120 cont). Trong đó, container tồn đọng trên 3 năm là 3.100 cont, từ 1-3 năm là 1.240 container, dưới 1 năm là 3.200 contaier. Hàng phế liệu 1.000 contaier, đông lạnh 450 container, còn lại là hàng hoá khác trên 6.000 container.

Một số lượng lớn container tồn đọng lâu ngày chưa xử lý được do nhiều lý do khách quan. Đơn cử như một số container đã hoàn tất thủ tục và tiến hành đấu giá, tuy nhiên khách hàng đã từ chối mua do giá trị định giá hàng hóa quá cao nên vẫn chưa xử lý được (tại cảng khu vực TP Hồ Chí Minh). Trong số container tồn đọng thuộc diện hàng trọng điểm hoặc vi phạm được khóa, lưu trữ tại cảng theo yêu cầu của hải quan hoặc cơ quan điều tra, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có thông tin xử lý từ các cơ quan có chức năng đối với các lô hàng này (tại cảng khu vực TP Hồ Chí Minh).

Mặt khác, chi phí để xử lý hàng hoá tồn đọng rất tốn kém, trong khi nguồn kinh phí không được bố trí thường xuyên; thủ tục thanh quyết toán chưa được hướng dẫn rõ ràng, dẫn đến không có nguồn kinh phí để thực hiện xử lý hàng tồn đọng nên các bên liên quan đã dừng việc xử lý các lô hàng tồn đọng sau khi đã đăng thông báo, kiểm kê và phân loại hàng hóa. Việc tồn đọng hàng hoá lâu ngày dẫn tới hậu quả là kho bãi của cảng bị chiếm dụng, giảm hiệu quả khai thác và luân chuyển bãi. Diện tích chứa hàng tồn đọng ngày càng tăng trong khi diện tích kho bãi có hạn làm tăng áp lực khai thác cho cảng vào những thời điểm cao điểm.

Đồng thời, phát sinh thêm các chi phí như các container hàng lạnh phải duy trì chạy điện trong khi hàng hoá bên trong đã hư hỏng. Số lượng container lưu giữ trên 90 ngày cảng cũng không thu được phí lưu bãi. Một số container lưu giữ hàng thực phẩm, phụ phẩm, nguyên liệu đã hư hóng bốc mùi, gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường…

Theo một doanh nghiệp cảng biển tại TP Hồ Chí Minh, các cơ quan có liên quan cần sớm có cơ chế phù hợp để thúc đẩy giải tỏa hàng hóa tồn đọng tại cảng, sửa đổi hoặc thay thế các thông tư, nghị định không còn phù hợp với với điều kiện thực tế.

Để tiếp tục có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hoá tồn đọng, bà Nguyễn Thị Thương thông tin, Cục Hàng Hải đã kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải Phòng; bố trí nguồn tài chính, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hóa tồn đọng trên 90 ngày để giải phóng kho bãi cảng và thu hồi container rỗng; xem xét sửa đổi Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính theo đó giảm bớt quy trình, thủ tục, giảm thời gian xử lý hàng tồn đọng tại cảng.

Đặng Nhật

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

Từ năm 2023 đến khi bị bắt, những kẻ phạm tội đã câu kết với nhau thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo lập, thu thập và mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành, Thanh Hóa và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho người khác, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Ngày 5/1, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 6 bánh heroin và 12 nghìn viên ma túy tổng hợp.

Chiều 6/1, đoàn xe đón đội tuyển bóng đá Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, sau đó di chuyển qua nhiều tuyến phố, rất đông người hâm mộ đón chào thầy trò HLV Kim Sang Sik. Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh trật tự và TTATGT cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.

Năm 2025, các ngân hàng và các chuyên gia kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang do quá trình hạ lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu và sẽ tiếp diễn; mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp, tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa.

Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam 10 đối tượng trong một đường dây tội phạm. Các đối tượng không chỉ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, mà còn tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức cá cược bóng đá, ghi số lô đề với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Đêm 5/1, sau khi trận bóng đá chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 với chiến thắng thuyết phục của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan và lên ngôi vô địch, hàng chục vạn người Hải Phòng đã xuống đường ăn mừng. Tuy nhiên có một bộ phận quá khích gây ảnh hưởng đến ANTT, TTATGT đã bị lượng Công an kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文