Thị trường xuất khẩu lao động tái khởi sắc

10:27 28/05/2022

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), quý I/2022 đã có gần 2.500 lao động được xuất cảnh. Dù số lượng chưa lớn, song đây vẫn là giai đoạn COVID-19 đang ảnh hưởng nặng nề, một số thị trường tận đến tháng 3 mới tiếp nhận lại lao động Việt Nam.

Bước vào quý II, các thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã trở lại bình thường. Số lao động được xuất cảnh chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với đó, các thị trường tiềm năng như: CHLB Đức, Australia… cũng hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao cho lao động Việt Nam.

Lao động xuất cảnh tăng trở lại

Đang ráo riết làm thủ tục xin visa đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, anh Nguyễn Quang Cử (Hoài Đức, Hà Nội) không giấu được niềm vui cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà anh đã phải chờ đợi xuất cảnh hơn 1 năm nay. Việc chuẩn bị được xuất cảnh không chỉ anh mà cả gia đình đều đã giải tỏa được áp lực.

"Tôi trúng đơn hàng xây dựng sang Nhật Bản làm việc, đã hoàn thành các khóa học từ hơn 1 năm nay. Do ảnh hưởng của dịch mà không thể xuất cảnh được, chờ lâu đến mức cả nhà cùng chán nản. Không biết bao giờ mới được đi. May mắn đợt này Nhật Bản đã cho phép lao động nhập cảnh trở lại. Tôi cũng đã tiêm đủ 3 mũi vaccine nên hy vọng không còn vướng mắc gì. Hy vọng sau khi lao động trở về có thể có thêm chút vốn để làm ăn buôn bán", anh Cử phấn khởi cho hay.

Cũng chọn thị trường Nhật Bản để đi làm việc, anh Đỗ Việt Hà (Bình Lục, Hà Nam) cho biết, mọi thủ tục của anh đã hoàn tất và lịch bay đã chốt vào giữa tháng 6 tới đây. " Mất cả thời gian dài chờ đợi mệt mỏi, cuối cùng thì cũng được đi.

Ngay khi phía Nhật cho phép nhập cảnh trở lại, công ty đã nhiệt tình thúc giục hoàn thiện hồ sơ để xin cấp lại visa. Tuy nhiên, thời điểm tháng 3 - 4, visa được cấp vẫn còn hạn chế nên phải đến giờ mới xong. Nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều bởi mình đã chờ gần 2 năm nay rồi, thêm một hai tháng là chuyện nhỏ. Chỉ mong không xảy ra biến cố gì nữa", anh Hà cho hay.   

Lao động Việt Nam nhập cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Ảnh CTV: Anh Nguyên.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện nay phía Nhật Bản đã chính thức đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế nhập cảnh, nới lỏng điều kiện sau khi nhập cảnh với lao động và thực tập sinh Việt Nam nếu đã tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng COVID-19. Những người nhập cảnh sẽ không phải cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc cơ sở lưu trú trong 7 ngày. Loại vaccine được Nhật Bản công nhận là Pfizer, Moderna, Astra Zeneca và Jassen. Nếu tiêm trộn thì mũi thứ ba phải là Pfizer hoặc Moderna.

"Việc nới lỏng nhập cảnh là cơ hội để đưa lao động, thực tập sinh tới Nhật Bản làm việc bình thường trở lại. Chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp phái cử lao động phối hợp chặt với nghiệp đoàn, công ty tiếp nhận thực hiện nghiêm quy định của Nhật Bản, nhất là tiêm vaccine và chứng nhận tiêm phòng COVID-19. Nhật Bản hiện là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Do đó, việc đưa lao động đi làm việc ở các thị trường lớn như thế này trở lại bình thường, dự kiến số lao động được xuất cảnh thời gian tới sẽ tăng mạnh trở lại", ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết.

Mục tiêu xuất khẩu 90 nghìn lao động là khả thi

Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam Doãn Mậu Diệp cho rằng, các thị trường hiện nay đều đã mở cửa và có nhu cầu tiếp nhận thực tập sinh, lao động rất lớn. Do đó, con số đưa được 90 nghìn người đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

"Hiện nay, ngoài việc ổn định thị trường lao động truyền thống, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang từng bước mở rộng những thị trường mới, tiềm năng cao như một số nước châu Âu, Australia, Canada... để người lao động có thêm nhiều sự lựa chọn. Đây là những thị trường hứa hẹn sẽ cho thu nhập cao. Đơn cử, mới đây nhất là việc hợp tác cùng chính phủ Australia để đưa lao động Việt Nam sang nước này làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp", ông Diệp cho biết.

Các thị trường như Nhật Bản, CHLB Đức đang có nhu cầu lớn lao động ngành điều dưỡng từ Việt Nam.

Nhu cầu tiếp nhận lao động, thực tập sinh Việt Nam ở các thị trường lớn đang tăng. Điều này thể hiện rõ qua việc, hiện Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đang thông báo tiếp nhận người lao động đi làm việc, thực tập tại Nhật Bản, Đài Loan với đãi ngộ hấp dẫn.

Theo đó, chương trình thực tập sinh ngành hộ lý tại Nhật Bản, người lao động được miễn phí toàn bộ chi phí khóa đào tạo tiếng Nhật từ 8 đến 11 tháng tại Việt Nam, chi phí khám sức khỏe, lệ phí thi chứng chỉ N4 tiếng Nhật, lệ phí xin cấp visa và tiền vé máy bay.

Trong thời gian thực tập tại Nhật Bản, thực tập sinh sẽ được nhận mức lương cao, hấp dẫn lên đến 36 triệu đồng/tháng; được nhận trợ cấp đào tạo 1 tháng sau khi nhập cảnh là 60 nghìn Yên; được bố trí chỗ ở tại ký túc xá của Hiệp hội, tham gia đầy đủ các loại hình bảo hiểm cho thực tập sinh nước ngoài.

Với chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), Trung tâm đang tuyển chọn 80 lao động với mức lương cơ bản 25.200 Tệ, tiền lương làm thêm giờ (45h/tháng), nhà máy cung cấp chỗ ở, 3 bữa ăn/ngày. Chương trình IM Japan cũng đang tuyển chọn hàng trăm lao động.

Không chỉ thế, thực hiện Thỏa thuận hợp tác Dự án "Ba bên cùng có lợi - Tuyển chọn học viên Việt Nam trở thành điều dưỡng viên tương lai tại CHLB Đức", Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đang tuyển chọn, đào tạo, đưa ứng viên Việt Nam đi học tập và làm việc tại CHLB Đức trong ngành điều dưỡng đa khoa… Rất nhiều chương trình đang mở ra hàng loạt cơ hội cho lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc.

"Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế thế giới sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng và đây chính là thời cơ thuận lợi để tăng cường đưa lao động đi làm việc ở các thị trường lớn và có thu nhập tốt. Chúng tôi cũng lưu ý các doanh nghiệp, để có được nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính, các doanh nghiệp cần phải đào tạo, trang bị kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề và trang bị kỹ năng mềm cho người lao động", ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho hay.

Phan Hoạt

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文