Trái phiếu doanh nghiệp: “Quản” nhưng đừng “siết”!

08:05 27/05/2022

Trong khi bộ Tài chính đang riết róng “siết” lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thì các chuyên gia cho rằng, TPDN là kênh huy động vốn quan trọng, do vậy cần tìm cách quản lý phù hợp, thay vì siết chặt quá sẽ gây những hệ lụy khác...

Theo số liệu của Bộ Tài chính, dư nợ TPDN tại Việt Nam hiện tương đương 14,8% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển, chẳng hạn như Hàn Quốc là 87,7% GDP, Hoa Kỳ là 56,2% GDP và Trung Quốc là 36,46% GDP.

Tại “Chiến lược tài chính đến năm 2030” được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu dư nợ TPDN sẽ đạt 20% GDP vào năm 2025 và 25% GDP vào năm 2030. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực tính toán, hiện nay Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng nên rất cần vốn trung, dài hạn. Ước tính ngoài vốn tín dụng ngân hàng, từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần huy động từ 700 nghìn đến 1 triệu tỷ đồng.

“Trong khi hệ thống ngân hàng thương mại đang quá sức cho vay vốn trung, dài hạn, thì kênh huy động vốn qua thị trường trái phiếu là vô cùng quan trọng. Không nên can thiệp quá nhiều bằng các biện pháp hành chính vào thị trường”, ông Lực góp ý. Cũng theo vị chuyên gia này, hiện thị trường TPDN tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư bị dao động, lúc này cần lấy lại niềm tin và bảo vệ nhà đầu tư. Cùng với đó, phải nhanh chóng phát triển thị trường thứ cấp tập trung, để nhà đầu tư có thể trao đổi mua bán, giảm thiểu bớt những rủi ro, góp phần đem lại sự phát triển lành mạnh.

Bất động sản dẫn đầu bảng phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, TPDN - chứng khoán - bất động sản - ngân hàng là những thị trường liên thông với nhau. Thị trường TPDN có vai trò quan trọng hơn cả vốn trung – dài hạn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp bất động sản, vì vốn cho TPDN bất động sản linh hoạt hơn vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, nguy cơ vỡ nợ là thấy rõ. “Tôi thấy có vấn đề ở chỗ cơ quan chức năng đã không giám sát thường xuyên, khi xảy ra vài sự cố thì quay lại giám sát chặt. Việc đình lại toàn bộ đã tác động lớn, các dự án mới không phát triển được, các dự án cũ không tiếp tục được", TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

Theo ông Nghĩa, khoảng 540.000 tỉ đồng TPDN sắp đáo hạn. Nếu siết quá mạnh thị trường TPDN có thể làm toàn bộ thị trường bất động sản đóng băng, một số ngân hàng thương mại sẽ gặp khó. Chưa kể trái phiếu dồn vào một số tập đoàn sân sau của ngân hàng - đây là nguy cơ rất lớn. Bởi vậy, theo chuyên gia này, điều quan trọng nhất là phải nâng tính công khai minh bạch của thị trường, đồng thời xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh chứ không nên hình sự hoá. Ngoài ra, cần xây dựng các định chế thị trường (nếu thị trường xuống thì có định chế mua vào để thị trường lên, nếu thị trường lên quá nóng thì bán ra cho thị trường đi xuống), xếp hạng tín nhiệm trái phiếu…

Cũng có góc nhìn từ “liên minh” TPDN - chứng khoán - ngân hàng - bất động sản, TS. Phạm Xuân Hoè - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, để tìm ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến xu hướng bùng nổ thị trường trái phiếu gần đây, phải đặt ra câu hỏi: Tại sao phát hành TPDN riêng lẻ đối với bất động sản thành công như vậy?

Theo ông Hoè, đây là câu chuyện giữa ông chủ nhà băng với công ty chứng khoán, công ty phát hành trái phiếu. Hiện nay có xu hướng các ông chủ bất động sản “thâu tóm” một vài ngân hàng, một số tập đoàn bất động sản mua lại ngân hàng để sẵn sàng trở thành kênh huy động vốn trái phiếu cho mình, nên dẫn đến việc các doanh nghiệp bất động sản phát hành được rất nhiều trái phiếu.

 Nêu dẫn chứng, ông Hoè cho biết: “Có một ngân hàng đứng ra làm đại lý phát hành, công ty chứng khoán của ngân hàng tư vấn, chi nhánh quản lý tài sản bảo đảm. Như vậy đã tạo thành quy trình khép kín, nhưng rất rủi ro cho cân đối tài chính. Việt Nam đã có những tập đoàn tài chính, câu hỏi đặt ra là: Ngân hàng nắm giữ các công ty tài chính hay ngược lại? Câu chuyện ở đây là cơ chế giám sát và cơ chế vốn như thế nào”, ông Hòe nói và cảnh báo: “Nếu cứ buông lỏng như hiện nay, nguy cơ tập đoàn tài chính ở Việt Nam giống Chaebol - tập đoàn tài phiệt Hàn Quốc là hiện hữu!”.

PV

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 4 bị can là nhóm thiếu niên trú tại tỉnh Thái Nguyên có hành vi dùng kiếm chặt biển số xe máy, cướp tài sản trên địa bàn.

Chiến thắng của ông Donald Trump trên đường đua trở lại Nhà Trắng những ngày qua được giới chuyên gia nhận định là vô cùng ngoạn mục. Vẫn với khẩu hiệu "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", ông Donald Trump giành được sự ủng hộ lớn từ người dân xứ cờ hoa. Tuy nhiên, khi tiếp tục những chính sách gắn với khẩu hiệu này thì các “điểm nóng” khác của thế giới có sự can thiệp của Washington sẽ tăng hay hạ nhiệt?

Trong quá trình điều tra, truy tố và trước khi đưa vụ án ra xét xử, các cơ quan tố tụng đã nhiều lần thông báo cho các bị hại đến cung cấp thông tin về vụ việc và số tiền bị thiệt hại. Đồng thời thông tin công khai về số tài sản kê biên, phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Trương Mỹ Lan và đồng phạm ngay từ khi kết thúc điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文