"Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu"

18:42 28/02/2023

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại buổi tọa đàm “Cập nhật triển vọng kinh tế, tài chính thế giới năm 2023 và tác động đối với Việt Nam”, diễn ra chiều 28/2 tại Hà Nội.

Tọa đàm được phối hợp tổ chức bởi Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered, thu hút sự tham dự của hàng trăm đại biểu từ các bộ, ban, ngành của Việt Nam, đại diện các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia về kinh tế - tài chính, chính trị trong nước và quốc tế. 

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,5%

Tọa đàm tập trung vào ba nội dung chính gồm triển vọng kinh tế thế giới, triển vọng kinh tế Việt Nam và triển vọng thị trường ngoại hối năm 2023. Theo ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng, khu vực ASEAN và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered, năm 2023 đã khởi đầu tích cực hơn dự đoán. Nền kinh tế Mỹ phục hồi tốt hơn, khu vực đồng Euro đã tránh được một mùa đông khắc nghiệt, trong khi Trung Quốc đang mở cửa trở lại nhanh hơn.

Tuy vậy, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 và đối mặt với một số rủi ro. Nửa cuối năm, kinh tế thế giới dự báo sẽ chạm đáy và bắt đầu phục hồi, tạo động lực cho sản xuất và tăng trưởng. Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,5% (so với mức dự báo 3,4% năm 2022).

Các nền kinh tế chủ chốt đều áp dụng chính sách thắt chặt định lượng với những đợt tăng lãi suất mạnh và việc các chính sách tài chính bị hạn chế sẽ tác động tới tăng trưởng toàn cầu. Hơn nữa, tuy lạm phát dự kiến ​​sẽ ở mức trung bình, nhưng vẫn cao hơn mức trước COVID. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng nội địa. 

Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực

Các chuyên gia tại tòa đàm thảo luận về triển vọng kinh tế năm 2023 và đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.

Về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam thuộc Ngân hàng Standard Chartered nhận định, tiếp nối đà phục hồi tăng trưởng năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024. Dự kiến lạm phát năm 2023 tăng khoảng 6%; cán cân thương mại có thể được cải thiện; tuy nhiên xuất khẩu sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 vẫn đối mặt với một số rủi ro vĩ mô như lạm phát, nợ công, khôi phục lòng tin, song triển vọng phục hồi tích cực vào nửa cuối năm. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Về triển vọng thị trường ngoại hối, ông Divya Devesh, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực ASEAN và Nam Á đánh giá, hiện nay thế giới cần lưu ý hai yếu tố. Thứ nhất là tác động của đồng USD, bởi đây là đồng tiền có lãi suất cao và tác động tới ngoại hối toàn cầu. Thứ hai là khả năng suy thoái của Mỹ, dù kinh tế nước này đang ghi nhận tín hiệu tích cực song các thách thức có thể quay trở lại vào cuối năm 2023.

Chuyển đổi xanh là xu thế bắt buộc

Tại phiên thảo luận, các diễn giả đã cùng bàn về những cơ hội và thách thức cho tăng trưởng và ổn định vĩ mô của Việt Nam; các giải pháp đẩy mạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư và nhận diện các động lực tăng trưởng mới; cũng như đưa ra khuyến nghị các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Theo đó, các chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam cần đẩy mạnh thương mại xanh và hỗ trợ toàn diện các mục tiêu bền vững trong bối cảnh đẩy mạnh triển khai các cam kết thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gắn với các tiêu chí môi trường là xu thế bắt buộc đối với hầu hết các quốc gia. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước chuẩn bị phù hợp để bắt kịp với xu hướng tất yếu này như đổi mới tư duy, thay đổi phương thức quản trị, xây dựng chiến lược xuất khẩu xanh...

Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, chia sẻ: “Việt Nam có triển vọng phát triển trong trung và dài hạn, mang lại tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư. Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trường bền vững của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tới, với mong muốn đóng góp vào nỗ lực chung xây dựng một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững”.

Kim Ngọc

Trên tinh thần bám sát vào sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSHS, Công an TP Hà Nội và các cục nghiệp vụ đã phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong làm sạch dữ liệu khách hàng vay, tạo môi trường “sạch”, thông thoáng cho những người dân thật sự cần nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, sản xuất, tránh không để họ bị lôi kéo, mắc bẫy hay sa chân vào vũng lầy “tín dụng đen”.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt, tăng 14 %; tổng thu từ khách du lịch đạt 45.856 tỷ đồng, tăng 23 % so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, 6 tháng đầu năm, Hà Nội đón trên 14 triệu lượt khách, tăng 13,7%, thu 45.107 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Nắng nóng gay gắt tiếp tục duy trì ở Bắc Bộ và Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-38 độ C. Thời tiết nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các bệnh viêm hô hấp ở trẻ; đột quỵ, huyết áp ở người lớn tuổi. 

Tối 28/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt, biểu dương các cháu là con liệt sĩ, con đỡ đầu, con nuôi Công an xã, con CBCS đạt các giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của “Trại hè yêu thương” năm 2024 do Bộ Công an tổ chức.

Ngày 28/5, Viện KSND TP Hồ Chí Minh ra cáo trạng về vụ án bán “dự án ma” xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Phát An Gia (Công ty Phát An Gia), truy tố các bị can Hoàng Mạnh Cường (ngụ TP Thủ Đức, Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia); Hoàng Thị Hồng (ngụ quận Bình Thạnh); Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận Tân Bình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文