Vùng đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

07:18 24/12/2023

Còn một tháng rưỡi nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp (DN) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ động đủ nguồn hàng cung ứng ra thị trường với giá bình ổn phục vụ người tiêu dùng. ngành Công Thương các tỉnh, thành trong khu vực thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN ổn định sản xuất kinh doanh (SXKD).

UBND tỉnh Sóc Trăng vận động 13 DN tham gia chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường, với tổng giá trị dự kiến hơn 334,4 tỉ đồng; vận động các hệ thống phân phối xăng dầu có kế hoạch cung ứng trên 49.550m3 xăng dầu... Cụ thể, về gạo có trên 14.072 tấn gạo các loại; thực phẩm tươi sống 273 tấn; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác (rau, củ, quả, trứng, mì gói, dầu ăn, nước chấm, nước đóng chai, giấy vệ sinh) trị giá trên 138 tỉ đồng… Riêng mặt hàng xăng dầu, UBND tỉnh Sóc Trăng vận động các thương nhân phân phối, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có kế hoạch cung ứng xăng dầu trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, với khoảng 49.550m3 xăng dầu.

Các siêu thị, TTTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng dự trữ nguồn hàng dồi dào để phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Sở Công Thương An Giang cho biết, tổng giá trị dự trữ hàng hóa của 20 DN tham gia bình ổn khoảng 1.249 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với kết quả thực hiện năm trước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm, bách hóa tiêu dùng, hóa mỹ phẩm… là 682 tỷ đồng (tăng 6,5%); xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng là 567 tỷ đồng (bằng 99% so với năm trước). Có 212 đại lý, cửa hàng, điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 113 cửa hàng bán lương thực, thực phẩm và 99 cửa hàng bán xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, được bố trí rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Các DN cam kết mức giá bán ra luôn ổn định, tốt nhất cho người tiêu dùng. Với sự chuẩn bị nguồn hàng dồi dào của DN, công tác chỉ đạo, điều hành cùng với chương trình bình ổn sẽ bảo đảm ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Tỉnh Tiền Giang lên kịch bản cho dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Giáp Thìn nhằm đảm bảo không thiếu hụt nguồn hàng và tránh đầu cơ, găm hàng tăng giá. Theo kế hoạch của UBND tỉnh, năm nay có 8 DN, HTX tham gia kế hoạch dự trữ, cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán với tổng trị giá trên 553 tỷ đồng, trong đó hàng hóa thiết yếu hơn 136 tỷ đồng…

Tính đến thời điểm này, Sở Công thương tỉnh Trà Vinh đã vận động 6 DN, 5 siêu thị, 13 cửa hàng tiện lợi tham gia dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, với tổng giá trị trên 7.000 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn vay của quỹ tín dụng, với hạn mức và lãi suất ưu đãi.

Tại TP Cần Thơ, đến nay có 12 doanh nghiệp đăng ký tổng giá trị dự trữ hàng hóa trên 227,78 tỷ đồng (giai đoạn 1 gồm 3 tháng cuối năm 2023 hơn 94,5 tỷ đồng; giai đoạn 2 gồm 3 tháng đầu năm 2024 hơn 133,2 tỷ đồng).

Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết: “Từ đầu năm 2023 đến nay, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn TP ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến. Đặc biệt, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, như: gạo, bánh kẹo, mứt, bột ngọt, đường, dầu ăn, nước mắm, nước tương, lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến luôn đảm bảo… phục vụ người tiêu dùng. Thời điểm này, các DN đã chủ động nguồn hàng, đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng với giá bình ổn phục vụ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn”.

UBND TP Cần Thơ đã ban hành chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mục đích góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân về các mặt hàng thiết yếu; đồng thời, khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, nhất là tại các quận, huỵện, khu công nghiệp, khu chế xuất, chợ trên địa bàn…

Đức Văn

Chỉ trong thời gian ngắn của những ngày cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đấu tranh, bắt giữ các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến đất đai với số tiền chiếm đoạt lên đến nhiều tỷ đồng/vụ án. Điều đáng nói, mặc dù cơ quan chức năng đã từng cảnh báo, nhiều vụ án được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng vẫn không ít người dân “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo.

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文