12 bị can trong đại án tại BIDV bị giữ nguyên đề nghị truy tố

13:48 14/09/2020
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ký bản quyết định điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (viết tắt là Công ty Bình Hà), Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trung Dũng (viết tắt là Công ty Trung Dũng).

Tại bản kết luận này, nhiều bị can trong vụ là cựu lãnh đạo của BIDV tiếp tục bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố gồm: Trần Lục Lang, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietbank); Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV; Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh; Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh…

Trước đó, Viện KSND tối cao đã chuyển hồ sơ vụ án này tới TAND TP Hà Nội để nghiên cứu, xét xử đối với 12 bị can. Tuy nhiên, tháng 7-2020, TAND TP Hà Nội đã trả hồ sơ trước khi mở phiên xét xử. Lý do TAND TP Hà Nội trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ việc mua bán khoản nợ tại Công ty Trung Dũng giữa BIDV và Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); làm rõ việc BIDV khởi kiện Công ty Trung Dũng ra TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) để đòi nợ.

5 bị can: Đoàn Ánh Sáng, Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang và Đặng Thành Nam.

Theo kết luận điều tra, từ năm 2008 - 2016, ông Trần Bắc Hà giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT BIDV, đại diện 40% vốn Nhà nước tại ngân hàng. Lợi dụng chức vụ và của mình, ông Hà đã có hàng loạt sai phạm, lấy danh nghĩa BIDV trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hà Tĩnh cho các doanh nghiệp “sân sau” của mình. Trong đó, ông Hà chỉ đạo BIDV cho Công ty Bình Hà và Công ty Trung Dũng vay tiền dù hai doanh nghiệp này không đủ điều kiện cấp tín dụng. Được BIDV cho vay vốn, hai doanh nghiệp này đã chiếm đoạt tiền để sử dụng cá nhân đồng thời tiếp tục gian dối chứng minh vốn tự có - đối ứng với BIDV để được tiếp tục giải ngân. Đến nay, Công ty Bình Hà và Công ty Trung Dũng đều bị thua lỗ, phải dừng hoạt động.

Cơ quan điều tra xác định, việc cho vay trên gây thiệt hại cho BIDV hơn 1.548 tỷ đồng, gồm hơn 683 tỷ đồng tại Công ty Bình Hà và hơn 864 tỷ đồng tại Công ty Trung Dũng. Trong vụ án này, ông Trần Bắc Hà phải chịu trách nhiệm chính, xuyên suốt trong việc chỉ đạo, thẩm định, phê duyệt và cấp tín dụng cho Công ty Bình Hà, Công ty Trung Dũng vay tiền dẫn tới thiệt hại lớn cho BIDV. Con trai ông Hà là Trần Duy Tùng giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc chỉ đạo ba cổ đông của Công ty Bình Hà lợi dụng sự tin tưởng của BIDV để chiếm đoạt tiền, gây thiệt hại cho BIDV.

Quá trình điều tra vụ án này, do ông Trần Bắc Hà đã tử vong vào tháng 7/2019 nên cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Trần Bắc Hà. Bị can Trần Duy Tùng đã bỏ trốn và hiện bị truy nã quốc tế.

Liên quan việc Toà án và Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung, cơ quan điều tra đã làm rõ, do Công ty Trung Dũng là khách hàng có nợ xấu nên BIDV đã bán khoản nợ của doanh nghiệp này cho VAMC với giá trị hơn 779 tỷ đồng; thanh toán bằng trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Sau đó, VAMC ủy quyền cho BIDV thu hồi, đòi nợ, quản lý nợ xấu và giám sát bảo đảm có liên quan, xử lý tài sản đảm bảo…  Trong giai đoạn 2017 - 2018, BIDV đã mua lại khoản nợ nói trên từ VAMC do số tiền thu hồi nợ và dự phòng rủi do đã trích cho trái phiếu của VAMC lớn hơn mệnh giá trái phiếu.

Trước khi mua lại nợ, BIDV đại diện VAMC đã kiện Công ty Trung Dũng ra TAND quận Hoàn Kiếm để yêu cầu trả toàn bộ số nợ gồm hơn 999 tỷ đồng tiền gốc và lãi. Tháng 12-2017, BIDV đã thỏa thuận được với Công ty Trung Dũng về việc doanh nghiệp này cam kết trả cả gốc và lãi là hơn 1.089 tỷ đồng. TAND quận Hoàn Kiếm đã công nhận thỏa thuận này giữa các bên. 

Tháng 12-2017, BIDV Chi nhánh Hà Thành đại diện cho BIDV tiếp tục kiện Công ty Trung Dũng ra TAND quận Hoàn Kiếm nhằm yêu cầu công ty này phải trả khoản nợ khác. Sau khi Tòa án thụ lý hồ sơ, các bên lại thỏa thuận thành công với nhau. Theo thoả thuận, Công ty Trung Dũng cam kết trả 429 tỷ đồng và hơn 372 nghìn USD. TAND quận Hoàn Kiếm cũng ra quyết định công nhận thỏa thuận này, có hiệu lực ngay khi ban hành.

Ngày 18/8/2020, Viện KSND cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị, yêu cầu Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hủy các quyết định của TAND quận Hoàn Kiếm công nhận thỏa thuận giữa BDIV và Công ty Trung Dũng. TAND cấp cao tại Hà Nội sau đó xử Giám đốc thẩm, đồng ý với nội dung kháng nghị từ Viện KSND cấp cao tại Hà Nội.

Tại bản kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định giữ nguyên quan điểm và tiếp tục đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 12 bị can trong vụ này về ba tội danh “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Nguyễn Hưng

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

Đa số ý kiến các đại biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 9/5 bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị, cần phân loại hợp lý các đối tượng áp dụng, nhất là đối với sản phẩm tự nhiên…

Với mục tiêu xây dựng quốc gia phát triển văn minh, hiện đại, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã đặt ra yêu cầu cấp thiết thực hiện cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm, quyết liệt trong hành động với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với những vấn đề cụ thể sau:

Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương xác định truyền thông là một phần trong công cụ quản trị, không né tránh truyền thông mà chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, đối thoại và xử lý với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Trưa ngày 6/5/2025, nhận được tin PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã rời cõi nhân gian sau nửa năm chống chọi với bạo bệnh, tôi liền gọi điện thoại chia buồn với GS Nguyễn Lân Dũng – người anh ruột của nhà khảo cổ được mệnh danh là chuyên gia “cổ nhân học”. Quen biết PGS.TS Nguyễn Lân Cường và từ lâu được ông coi là một người bạn vong niên, với tôi đó là vinh hạnh và tôi luôn trân trọng, cảm phục ông, một nhà khoa học đúng nghĩa, luôn say mê với khảo cổ và nhiệt huyết với cuộc đời…

Ngay sau sự cố mưa gây dột lênh láng tại nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 8/5 Cơ quan Thường trực Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã có văn bản gửi Tổng Công ty Càng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) yêu cầu rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.