3 người Hàn Quốc đưa 300 “chuyên gia” nhập cảnh trái phép bị bắt giữ

14:58 09/07/2021
Các đối tượng người Hàn Quốc đã hợp thức hóa hồ sơ để đưa 300 người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam dưới dạng chuyên gia và đến Đà Nẵng trên 4 chuyến bay trong thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021.


Ngày 9/7, Cơ quan ANĐT Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng người Hàn Quốc có vai trò cầm đầu đường dây tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép. Bước đầu xác định, các đối tượng đã hợp thức hóa hồ sơ để đưa 300 người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam dưới dạng chuyên gia và đến Đà Nẵng trên 4 chuyến bay trong thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021.

Các đối tượng bị bắt gồm Lee Kwan Young (SN 1968), Phó Chủ tịch Hội người Hàn miền Trung; Seo Young Jin (1973), Giám đốc Công ty TNHH Han in Hue và Song Hong Sub (SN 1972), Chủ công ty môi giới Khan Vina. Các đối tượng trên đang sinh sống, cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Cơ quan ANĐT đọc lệnh bắt Lee Kwan Young

Cơ quan ANĐT Công an TP Đà Nẵng xác định các đối tượng đã lợi dụng chính sách nhập cảnh của Việt Nam cho chuyên gia nước ngoài và đã đứng ra tổ chức khảo sát nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực từ các doanh nghiệp, tổ chức toàn bộ quy trình nhập cảnh của khách Hàn Quốc từ sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) đến sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Thông qua quảng cáo trên mạng internet, Song Hong Sub tiếp nhận thông tin khách có nhu cầu nhập cảnh và gửi thông tin này để Seo Young Jin làm các giấy tờ xin cấp thị thực nhập cảnh. Sau đó, các giấy tờ này được Giám đốc của các Công ty TNHH Kuvarose, The Es, Phúc Travel Newlife… ký, đóng dấu bảo lãnh nhập cảnh với tư cách là “chuyên gia” làm việc tại các công ty này. Nhưng thực tế, những người nhập cảnh không phải là chuyên gia, và khi đến Việt Nam không làm việc tại các doanh nghiệp bảo lãnh mà đi làm ăn, kinh doanh tự do.

Seo Young Jin ký vào các tài liệu liên quan đến vụ án 

 Bằng thủ đoạn này, Lee Kwan Young, Seo young jin và Song Hong Sub đã tổ chức cho khoảng 3000 người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trái phép trong 4 đợt vào các ngày 11/12/2020, 23/1, 26/2 và 26/3/2021. Ba đối tượng Lee Kwang Young, Seo Young jin và Song Hong Sub thừa nhận mục đích thực hiện hành vi vì vụ lợi cá nhân.

Cơ quan ANĐT đọc lệnh bắt giữ Song Hong Sub

Vụ việc cho thấy có một kẽ hở rất lớn trong việc thẩm định hồ sơ cho người nước ngoài nhập cảnh dưới hình thức chuyên gia. Cơ quan ANĐT Công an TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục mở rộng điều tra để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Thân Lai

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

Ngày 25/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm (SN 1983, quê quán TP Huế, trú ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Vụ việc liên quan đến đối tượng Ngô Thị Theu (còn gọi là “Madam Ngo” hay “Bà Ngô”), một công dân Việt Nam, vừa bị Intepol, Cảnh sát Thái Lan và Công an Việt Nam phối hợp bắt giữ tại một khách sạn ở quận Watthana của Bangkok, Thái Lan (ngày 23/5), vì liên quan đến vụ lừa đảo tài sản mã hóa trị giá 300 triệu USD. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.