Bị cáo Đinh La Thăng nhận trách nhiệm cho cấp dưới khi nói lời sau cùng

21:39 12/03/2021
“Hoàn cảnh gia đình của chị Bình rất khó khăn, mong HĐXX miễn trách nhiệm hình sự cho chị ấy. Tôi xin nhận trách nhiệm cho chị cả phần hình sự và dân sự...".


Tối 12/3, HĐXX TAND TP Hà Nội thông báo kết thúc phần tranh luận trong phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ (viết tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ).

Bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm.

Trước khi nghị án kéo dài, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng. Được quyền nói lời sau cùng đầu tiên, bị cáo Đinh La Thăng xin được nhận hết trách nhiệm thay bị cáo Trần Thị Bình (cựu Phó Tổng Giám đốc PVN).

Bị cáo Thăng trải lòng: “Tôi nghĩ rằng, hoạt động của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có thắng lợi tất cả. Dù dự án này chủ đầu tư là đơn vị khác chứ không phải của Tập đoàn PVN, nhưng kinh tế thị trường, đầu tư ai cũng muốn hiệu quả, làm đúng để cho ra sản phẩm tốt. Nhưng đã là kinh tế thị trường thì không tránh được rủi ro”. 

Trước khi dừng lời, bị cáo Thăng xin được nhận hết phần trách nhiệm cả trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự, đồng thời mong HĐXX cho cựu Phó Tổng Giám đốc PVN Trần Thị Bình được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm.

Bị cáo Trần Thị Bình (cựu Phó Tổng Giám đốc PVN) vừa khóc vừa nói lời sau cùng.Đối với Dự án Ethanol Phú Thọ, bị cáo Bình cho rằng, mình không phụ trách trực tiếp, thông tin tiếp cận hạn chế vì chỉ dựa trên báo cáo, nhưng không vì bất cứ động cơ cá nhân nào mà có hành vi gây bất lợi đến dự án...

Nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cám ơn gia đình, bạn bè trong thời gian hơn ba năm qua luôn ở bên cạnh sẻ chia khó khăn với mình. Bị cáo Thanh bày tỏ sự cảm kích đến các quản giáo ở Trại tạm giam T14 Bộ Công an đã chăm sóc, thể hiện tình người với bị cáo. Bị cáo Thanh cũng phủ nhận việc chỉ đạo ứng tiền của PVC để mang đi mua khu đất 3.400 m2 ở thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cũng như cáo trạng quy kết bị cáo được hưởng lợi 3 tỷ đồng…

Bị cáo Vũ Thanh Hà (cựu Tổng Giám đốc PVB) khi nói lời sau cùng vẫn cho rằng, mình không phạm tội, không gây thất thoát tiền của Nhà nước trong dự án này. “Bị cáo nói thực hiện dự án vì muốn đưa công nghệ mới vào áp dụng, đóng góp chút sức lực vào công cuộc phát triển đất nước. Việc dự án dừng thi công là bước ngoặt không mong muốn, diễn ra sau khi bị cáo đã rời khỏi PVB. Mong HĐXX xem xét để ra phán quyết thấu tình, đạt lý cho bị cáo…”.

Bị cáo Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng Giám đốc PVC) nói lời sau cùng giãi bày, phần lớn thời gian bị cáo giữ chức tại PVC là nằm trong phòng mổ cấp cứu, sau đó đi học. Những việc làm của bị cáo tại công ty trong thời gian rất ngắn, chỉ là thay mặt công ty triển khai các thủ tục mang tính hành chính, thực hiện chủ trương, quyết định của các cấp...

Các bị cáo: Nguyễn Ngọc Dũng (cựu Phó Tổng Giám đốc PVC), Đỗ Văn Quang (cựu Trưởng Ban Kinh tế kế hoạch, PVC), Lê Thanh Thái (cựu Trưởng Phòng Kinh doanh, PVB), Khương Anh Tuấn (cựu Phó trưởng Phòng Thương mại, PVB), Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB), Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB) khi nói sau cùng đều xin HĐXX xem xét đến hoàn cảnh phạm tội mà trả tự do cho họ tại tòa khi tuyên án.

“Với tôi tai nạn này quá lớn. Tôi nhận thức rằng, bản thân mọi việc nên làm đúng pháp luật, pháp luật là thượng tôn. Và đặc biệt cần đặt niềm tin đúng chỗ. Cuộc đời có nhiều rủi ro không lường trước được...”, bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng tâm trạng khi nói lời sau cùng. Các bị cáo còn lại khi nói lời sau cùng đều mong HĐXX xem xét toàn diện nội dung vụ án, cho mình được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, nếu có thể thì miễn trách nhiệm hình sự.

Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, Chủ toạ phiên toà thông báo, HĐXX nghỉ nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào 16h ngày 15/3.

Nguyễn Hưng

Nhân dịp Việt Nam đang chuẩn bị kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ trao tặng chính thức phim tài liệu "Victory Vietnam" (Chiến thắng của Việt Nam) cho Viện Phim Việt Nam.

Chiều tối 25/4, khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1), trở nên rộn ràng, náo nhiệt khi hàng ngàn người dân từ khắp nơi nô nức đổ về đây để đón xem buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chiều 25/4, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an TP đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Chiều 25/4, từ khoảng 15h, hàng ngàn người dân từ khắp các quận, huyện, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đã đổ về khu vực trung tâm thành phố, đặc biệt là trục đường Lê Duẩn (Quận 1), để theo dõi buổi sơ duyệt chương trình diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành khẳng định, thiên tai ngày càng phức tạp và khó lường, đặc biệt là lũ quét và sạt lở đất ở miền núi. “Cảnh báo sớm, hành động sớm”  là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, cảnh báo hiện nay vẫn chưa đến được tận các bản làng, nơi người dân thiếu thông tin và hệ thống hỗ trợ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.