Lái xe chở rác chạy giờ cấm làm chết người lĩnh 3 năm 6 tháng tù

07:35 12/01/2021
Sáng 11/1, TAND quận Thanh Xuân (Hà Nội) tuyên phạt Lê Hoàng Lê (SN 1981, trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, ảnh), nhân viên lái xe của Hợp tác xã Thành Công 3 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc Hợp tác xã Thành Công phải bồi thường cho gia đình nạn nhân vụ tai nạn giao thông hơn 500 triệu đồng.

Theo bản án sơ thẩm, khoảng 14h ngày 12/4/2019, Lê nhận nhiệm vụ đi thu gom rác thải sinh hoạt. Hơn 16h cùng ngày, Lê điều khiển xe tải chở rác biển kiểm soát 29H-177.36 theo hướng đường Vũ Trọng Phụng đi Ngụy Như Kon Tum để về Hợp tác xã Thành Công. Khi điều khiển xe đến đoạn lối mở quay đầu (ngang số nhà 124 Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), Lê thấy ô tô phía trước quay đầu nên đi chậm lại và dừng hẳn.

Sau đó, do không quan sát gương cầu bên phải đầu xe nên Lê đạp ga tăng tốc độ gây tai nạn cho cháu Phạm Đình Minh (SN 2005, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) khiến cháu tử vong.

Tại bục khai báo, bị cáo Lê dù thừa nhận mình điều khiển xe trong giờ cấm gây tai nạn khiến cháu Minh tử vong, nhưng các lời khai của bị cáo rất quanh co khiến gia đình nạn nhân và những người tham dự phiên toà bức xúc. Trước và trong phiên tòa, ông Phan Thanh Tùng (bố nạn nhân) đều đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của một số cá nhân khác liên quan đến vụ án.

Theo ông Tùng, trong vụ án này, ông Nguyễn Ngọc Phương (cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân) được giao nhiệm vụ giám sát vận chuyển theo dõi để xác nhận, ký, đóng dấu lệnh vận chuyển cho mỗi chuyến xe theo quy định đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Còn ông Nguyễn Tiến Trung (lao động hợp đồng của Hợp tác xã Thành Công) ký giám sát lệnh điều động trái pháp luật, trái khung giờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Từ đó, ông Tùng cho rằng, hành vi của ông Nguyễn Ngọc Phương và ông Nguyễn Tiến Trung là nguyên nhân gián tiếp khi để bị cáo Lê lái xe đi thu gom rác ngoài giờ quy định, gây ra vụ tai nạn chết người.

Ngoài ra, gia đình nạn nhân cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của ông Lê Hồng Thắng (Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân) trong việc buông lỏng quản lý trong công tác điều hành. Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của ông Phạm Thiện Lộc (Chủ nhiệm HTX Thành Công) trong việc để cho các xe rác của Hợp tác xã Thành Công liên tiếp vi phạm pháp luật khi chạy xe giờ cấm và để xảy ra vụ tai nạn chết người…

Tại phiên xử, bà Trần Hồng Hạnh (đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân) trình bày, sau khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân đã tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc. Ban sẽ báo cáo UBND và Công an quận Thanh Xuân để xử lý nếu phát hiện ra xe chở rác của Hợp tác xã Thành Công chạy trong giờ cấm. Đối với một số xe vi phạm chạy trong giờ cấm sau vụ tai nạn thương tâm với cháu Minh, Ban sẽ xử lý bằng việc không nghiệm thu.

HĐXX xác định, hành vi vi phạm của tài xế là nguyên nhân chính và duy nhất gây ra cái chết cho nạn nhân. Đối với đề nghị của gia đình nạn nhân về xem xét trách nhiệm của những người liên quan đến vụ án, HĐXX nhận thấy, ông Nguyễn Ngọc Phương (cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân) ký lệnh nhưng bỏ trống thông tin trước khi bàn giao hồ sơ cho Hợp tác xã Thành Công. Do đó, ông Nguyễn Tiến Trung (nhân viên Hợp tác xã Thành Công) đã tự ý điều tài xế Lê đi gom rác sai giờ quy định.

Tuy nhiên HĐXX cho rằng, hành vi của ông Phương và ông Trung không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ tai nạn. Ngoài ra, sau khi nhận được lệnh xuất xe, bị cáo Lê có quyền từ chối đi trong giờ cấm nhưng bị cáo không từ chối mà vẫn điều khiển ôtô đi thu gom rác. Do đó, cơ quan tố tụng không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với ông Phương và ông Trung.

Nguyễn Hưng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文