Tài xế container tông người rơi khỏi cầu Thanh Trì đối diện án phạt nào?

12:15 14/09/2019
Liên quan đến vụ xe container "mất lái" đâm liên hoàn 3 xe máy trên cầu Thanh Trì khiến một người bị húc bay xuống sông Hồng tử vong, để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan trong vụ việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật...

Khoảng 18h30’ ngày 13-9, xe container di chuyển trên cầu Thanh Trì theo hướng về quận Long Biên (Hà Nội), khi đến cột đèn số 53, đoạn qua địa phận quận Hoàng Mai, thì bất ngờ lao sang làn xe máy, đâm trúng 3 phương tiện.

Vụ việc khiến 3 người bị thương, trong đó 1 người bị thương nặng; 1 nạn nhân khác và 1 xe máy bị rơi xuống sông Hồng. Tài xế xe container sau khi gây tai nạn đã rời bỏ khỏi hiện trường.

Tại hiện trường, xe container biến dạng, hư hỏng nặng phần đầu. Khoảng 2 m lan can cầu phía giáp sông Hồng bị húc đổ.

Cho đến khoảng 20h30’ tối cùng ngày, lực lượng chức năng mới tìm thấy thi thể nạn nhân là nam giới bị húc văng xuống sông Hồng.

Trong tối ngày hôm qua, tài xế lái xe container tên Dương Văn Tiếp (SN 1987, KTT ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) gây ra vụ tai nạn đã đến cơ quan Công an quận Hoàng Mai trình diện.

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng trên cầu Thanh Trì.

Trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng VPLS Tinh Thông Luật, xung quanh vụ việc này, ông Bình cho biết: Theo quy định tại Nghị định 46 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ 1-8-2016 thì hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy được quy định rất cụ thể.

Theo đó, tại điểm b, khoản 7, Điều 5 thì người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Lỗi tương tự, tại điểm c, khoản 7, Điều 6 Nghị định quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Hành vi này khi áp dụng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 7 Nghị định.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác thì mức phạt sẽ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 8 Nghị định.

Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì theo điểm c khoản 2 Điều 260 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 sẽ có mức hình phạt từ 03 đến 10 năm tù.

Ngoài ra, người gây tai nạn phải bồi thường cho các bị hại về tính mạng sức khỏe theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 260 Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

(…)

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

K.Hiền (thực hiện)

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.