Vụ gian lận điểm thi ở Hoà Bình: Đề nghị mức án cao nhất đến 12 năm tù

16:31 14/05/2020
Chiều 14/5, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 công bố kết thúc phần thẩm vấn. Trước khi chuyển sang phần tranh luận, Chủ toạ phiên toà đề nghị đại diện Viện KSND tỉnh Hòa Bình thực hành quyền công tố trình bày quan điểm giải quyết vụ án.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, quá trình thẩm vấn công khai tại phiên toà, có một số bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, lời khai của các bị cáo, người làm chứng tại phiên toà và kết quả chấm thẩm định bài thi của Bộ GD&ĐT có đủ cơ sở xác định, 15 bị cáo trong vụ án này đã cấu kết, nâng điểm thi THPT quốc gia tại tỉnh Hoà Bình cho 65 thí sinh, trong đó 64 thí sinh thi năm 2018 và 1 thí sinh thi năm 2017.

Các bị cáo tại phiên xử.

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Quang Vinh giữ có vai trò chính, chủ mưu chỉ đạo các bị cáo khác can thiệp bài thi theo hướng nâng điểm. Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn nhận 300 triệu đồng tiền hối lộ từ bị cáo Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà) sau khi nâng điểm cho 2 thí sinh.

Đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm, vụ án là bài học sâu sắc với những ai coi thường pháp luật, lợi dụng quyền hạn nhà nước giao để phạm tội, là cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định phạm tội, là lời nhắc nhở phụ huynh học sinh đừng cố cho con em vào những ngành, nghề mà các cháu không đủ trình độ tham gia. Ngoài quan điểm luận tội, đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị HĐXX áp dụng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho tất cả các bị cáo như: có thành tích trong công tác, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng…

Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn bị đề nghị mức án cao nhất của 2 tội từ 10 - 12 năm tù.

Về áp dụng hình phạt, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với 15 bị cáo bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” như sau:

Nguyễn Quang Vinh (SN 1966, cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình từ 7 - 8 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh (chủ mưu) bị đề nghị từ 7 - 8 năm tù.

Khương Ngọc Chất (SN 1975, cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình án từ 5 - 6 năm tù.

Diệp Thị Hồng Liên (SN 1974, cựu Phó trưởng Phòng khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù.

Nguyễn Khắc Tuấn (SN 1981, cựu chuyên viên Phòng khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình từ 5 - 6 năm tù.

Nguyễn Thị Thu Loan (SN 1979, cựu giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân) từ 2 - 2 năm 6 tháng tù.

Nguyễn Thị Hồng Chung (SN 1980, cựu giáo viên Trường THPT Ngô Quyền) từ 2 - 2 năm 6 tháng tù.

Bùi Thanh Trà (SN 1980, cựu giáo viên Trường PTTH Lương Sơn) từ 2- 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo.

Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên bị đề nghị từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù.
Bị cáo Khương Ngọc Chất bị đề nghị từ 5 - 6 năm tù.

Đào Ngọc Thuật (SN 1980, cựu giáo viên Trường THPT Mường Bi) từ 3- 4 năm tù.

Nguyễn Đức Hoàng (SN 1979, cựu Thanh tra viên Phòng Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình ) từ 2- 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo.

Nguyễn Tân Hưng (SN 1979, cựu cán bộ Phòng Khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình) từ 18- 24 tháng tù, cho hưởng án treo. 

Quách Thanh Phúc (SN 1969, cựu Phó Hiệu trưởng Trường THPT 19/5 huyện Kim Bôi) từ 18- 20 tháng tù, cho hưởng án treo.

Lê Thị Hồng (SN 1969, cựu Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) từ 2 năm- 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo.

Phùng Văn Thụ (SN 1966, cựu Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp) từ 12- 18 tháng tù, cho hưởng án treo.

Bị cáo Hồ Chúc (SN 1975, cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà) từ 2- 3 năm tù.

Riêng bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (SN 1979, cựu Phó Hiệu trưởng Trường nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy), ngoài mức đề nghị từ 3 - 4 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, còn bị đại điện Viện Kiểm sát đề nghị  từ 7- 8 năm tù về tội “nhận hối lộ”. Tổng hợp hình phạt của hai tội danh từ 10 - 12 năm tù.

Sau khi đại diện Viện Kiểm sát nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức hình phạt đối với các bị cáo, phiên toà chuyển sang phần tranh luận.

Nguyễn Hưng

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文