Cảnh báo lừa đảo nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

11:08 22/12/2021

Thời gian gần đây, cơ quan Công an liên tục cảnh báo tới người dân, đề phòng tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông, đặc biệt qua hình thức thông báo “hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp”. Đây không phải là hình thức lừa đảo mới song với chiêu lừa “độc”, đánh vào tâm lý chờ nhận tiền hỗ trợ, nhiều người vẫn rơi vào bẫy của các đối tượng.

Ngày 1/12/2021, chị H. (29 tuổi, trú tại TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) đến thăm người thân tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Tại đây, chị nhận được tin nhắn văn bản với nội dung: Theo NQ 116, bạn đã đủ điều kiện NHAN - TIEN ho tro tu quy -BHTN. Bam vao ww.rbbbw2.com de lay.QUA HAN SE KHONG DUOC CHAP NHAN jc82.

Bình thường, chị H. sẽ bỏ qua những tin nhắn lạ như vậy, nhưng vì nghĩ được hưởng hỗ trợ thất nghiệp do dịch COVID-19, chị đã ấn vào đường link để được nhận tiền thì xuất hiện một trang web có giao diện hiện lên giống “Smart Banking” tương tự với ứng dụng của ngân hàng mà chị H. đang dùng. Không nghi ngờ gì, chị H. đã đăng nhập số điện thoại và mật khẩu của ứng dụng “Smart Banking”, sau đó chị nhận được 3 tin nhắn nhập mã OTP để nhận tiền, chị đã nhập 4 lần, khi nhập đúng mã OTP, số tiền 77 triệu đồng trong tài khoản của chị H. đã bị trừ hết. Ngay sau đó, chị H. đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

lua-dao.jpg -0
Người dân không nên truy cập vào các đường dẫn trong tin nhắn tránh lộ lọt thông tin cá nhân, bị các đối tượng yêu cầu truy cập tài khoản để chiếm đoạt tiền.

Trước đó, ngày 29/11/2021, Công an phường Đức Xuân tiếp nhận đơn tố giác của ông S. (57 tuổi, trú tại phường Đức Xuân, TP Bắc Kạn), vào khoảng 14h cùng ngày, vợ ông là bà Y. (54 tuổi, cùng trú tại địa chỉ trên), nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ, có kèm theo đường link, nội dung liên quan đến nhận tiền hỗ trợ từ bảo hiểm, bà Y. đã nhấn vào đường link thực hiện một số thao tác theo hướng dẫn, sau đó tài khoản của bà Y. đã bị trừ hơn 500 triệu đồng.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và thu nhập của một số người dân. Tình trạng thất nghiệp kéo dài, đã khiến người lao động gặp nhiều khó khăn, nên nhiều nạn nhân khi nhận được tin nhắn như vậy đều nghĩ rằng mình được sự quan tâm, hỗ trợ. Vì thế họ nhanh chóng làm theo hướng dẫn từ tin nhắn và mất tiền oan bởi những kẻ lừa đảo.

Cơ quan Công an khuyến cáo: Bất kỳ tin nhắn văn bản nào yêu cầu thông tin tài chính của bạn sẽ luôn là dấu hiệu của lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính sẽ không bao giờ yêu cầu thông tin cá nhân qua tin nhắn văn bản. Vì vậy, khi nhận được tin nhắn tương tự, mọi người cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào, nhất là không truy cập các đường link, không để lộ các thông tin cá nhân và không cung cấp mã OTP cho người khác, tránh để các đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản. Nếu có vướng mắc hãy liên hệ với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết theo thẩm quyền.

Ngọc Ánh

Lực lượng chức năng thu giữ gần 7,2 nghìn thành phẩm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật; khoảng 20 nghìn tem nhãn các loại; gần 1 nghìn chai nhựa; 300 kg nguyên liệu gồm nắp nhựa, màng siu, thùng nhựa chứa dung dịch chất lỏng cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả.

Các đối tượng trong vụ án còn liều lĩnh phát hành hợp quy “khống” cho các thang máy, thiết bị sàn nâng người của các công trình xây dựng chung cư cao tầng phục vụ dân sinh. Việc làm trên của các đối tượng là hành vi cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động, người sử dụng thiết bị máy móc và người dân.

Dù có trụ sở sản xuất tại Hà Nội, nhưng sữa bột giả đã tung ra khắp các tỉnh, thành khi "hệ sinh thái" của Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group (Công ty Hacofood Group) và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma (Công ty Rance Pharma) mở các chi nhánh ở nhiều địa phương. Tại Hòa Bình, các công ty này đã đăng ký công bố hàng trăm sản phẩm. Sữa giả không chỉ thuê người nổi tiếng quảng cáo, mà còn được đưa vào cơ sở y tế bán cho người bệnh.

PV Báo CAND băng theo lối mòn đã hằn dấu vết chân người, len giữa những thân cây còn vương nhựa mủ bị cứa bởi rìu, nghe mùi đất mới trộn lẫn với mùi xăng dầu hắt lên từ hốc đá. Rừng Vĩnh Ô, nằm ở Tây Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi từng là vành đai phòng hộ của cả một vùng đầu nguồn, giờ thở dốc dưới những mái lán phủ bạt xanh, những hầm hố khoan sâu vào lòng đất như vết thương không bao giờ lành miệng.

Theo đề xuất, giai đoạn 2016 - 2030 xét đến năm 2035, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ có 46 dự án năng lượng được đưa vào quy hoạch để xây dựng, bổ sung khoảng 14.500MW vào nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm kể từ khi dự án điện mặt trời đầu tiên được chấp thuận đầu tư, đến nay trên địa bàn mới chỉ có 2 dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại, số còn lại vẫn đang nằm trên giấy.

Vườn Cau Đỏ (nay thuộc Quận 12, TP Hồ Chí Minh) trước đây là vùng chiến khu. 50 năm sau ngày giải phóng, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (17/4), ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ như: Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ, Tương Dương (Nghệ An) 37,4 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 37,5 độ, Sơn Hòa (Phú Yên) 37,4 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất, phổ biến 55-60%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.